Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 76 - 79)

- Khách thể của tội phạm: Tim Sa Khorn đã xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, phá hoại khối đoàn kết thống nhất bao gồm

3.1. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết

những quy định của pháp luật hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết

Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp ở nước ta. Trên cơ sở thực trạng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phạm này và những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, do đó cần phải hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phỏ hoại chính sách đoàn kết.

Nghiên cứu tội phá hoại chính sách đoàn kết cho thấy, về cơ bản các quy định của Điều 87 đã đạt được những thành tựu nhất định về mặt lập pháp hình sự, quy định nhóm hành vi nguy hiểm xâm hại đến chính quyền nhân dân, đến sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo... cần phải nghiêm khắc trừng trị. Bên cạnh những ưu điểm đó, các quy định trong điều luật này còn bộc lộ một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hoạt động chứng minh, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội thể hiện dưới một số vấn đề sau:

Thứ nhất, việc liệt kê nhóm hành vi trong cấu thành tội phạm chưa

đáp ứng được yêu cầu đấu tranh đối với loại tội phạm này, đồng thời có sự giao thoa giữa hành vi của tội phá hoại chính sách đoàn kết với một số tội phạm khác trong chơng các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, gây khó khăn cho việc chứng minh, xác định đối tượng chứng minh, phạm vi chứng minh và định tội danh. Ví dụ như: hành vi "tuyên truyền xuyên tác, phỉ báng chính quyền" trong tội tuyên truyền chống Nhà nước thực chất không có gì khác hành vi chia rẽ nhân dân với chính quyền trong tội phá hoại chính sách

đoàn kết. Ngoài ra, trong nhiều tội khác, tuyên truyền xuyên tạc chế độ, phỉ báng chính quyền v.v... được bọn tội phạm sử dụng như một thủ đoạn, cách thức lôi kéo, kích động người khác tham gia tổ chức chống chính quyền.

Hai là, chưa xác định chính xác phạm vi những hành vi cụ thể được

thực hiện thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự, vì thật ra nội dung của những hành vi này được liệt kê một cách hết sức chung chung tại điều luật này mới chỉ là sự phản ánh quan điểm chính trị, tư tưởng của một người như: gây chia rẽ, gây thù hằn… rõ ràng là không chỉ thiếu chính xác về mặt khoa học mà còn không đúng với thực tiễn vì thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự (nhất là thực tiễn xét xử) cho thấy, nếu quy định hành vi theo kiểu thể hiện dưới dạng không hành động như vậy thì vô cùng khó khăn cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm này.

Để khắc phục nhược điểm về mặt khoa học này khi xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng, tất cả các tội phạm nói chung thuộc phần riêng Bộ luật hình sự (trong đó có tội phá hoại chính sách đoàn kết), nhà làm luật cần quy định những hành vi cụ thể có khả năng được thực hiện thuộc mặt khách quan của chúng (chứ không thể quy định một cách chung chung, trừu tượng gây khó hiểu, khó áp dụng cho thực tiễn).

Ba là, tình tiết định khung hình phạt và mức hình phạt trong cấu thành

tội phạm giảm nhẹ của tội phá hoại chính sách đoàn kết chưa hợp lý. Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1999 tình tiết định khung là "phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng". Trong Bộ luật hình sự (khoản 3 Điều 8) "tội phạm ít nghiêm trọng" được định nghĩa cụ thể (là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 03 năm tù), còn "phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng" thì không có văn bản giải thích chính thức. Cùng nội dung trên, nhưng trong nhiều tội phạm khác cách quy định của điều luật rõ hơn: "Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ".

Các quy định nào tạo thuận lợi cho việc nhận thức, giải thích luật và áp dụng luật vì các tình tiết giảm nhẹ đã được quy định trong luật. Về hình phạt, phạm tội trong trờng hợp ít nghiêm trọng có thể bị phạt tù đến 07 năm. Do quy định của luật quá khái quát và không hợp lý như trên nên làm cho công tác điều tra, xử lý tội phạm gặp khó khăn, nhất là những trường hợp cần thực hiện chính sách khoan hồng hoặc trường hợp cần xử lý theo yêu cầu chính trị.

Riêng về cấu thành tội phá hoại chính sách đoàn kết hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm pháp lý khác nhau như:

Loại ý kiến thứ nhất, đề nghị sửa đổi nội dung cấu thành tội phạm này

theo hướng tuyên truyền, kích động bạo lực nhằm phá hoại chính sách đoàn kết.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, xét dưới góc độ khoa học luật hình sự, tội phá hoại chính sách đoàn kết (đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết quốc tế) thực chất là tuyên truyền, kích động, chia rẽ và gây hằn thù giữa các tầng lớp dân cư, các tôn giáo, làm rối loạn an ninh quốc gia, làm suy yếu sức mạnh của Nhà nước. Như vậy, trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã có tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc để tội phá hoại chính sách đoàn kết với tính cách tội danh độc lập cũng là điều bất hợp lý.

Chúng tôi cho rằng, thực tiễn đấu tranh chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia cho thấy, bọn phản động thường lợi dụng tôn giáo thường có hành vi gây chia rẽ tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, các tổ chức xã hội. Mặt khác, trong những năm vừa qua số lượng bị cáo bị xét xử về tội này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Như vậy, trong thực tiễn, điều luật này là căn cứ pháp lý cần thiết để các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh với những hành vi phạm tội này. Do đó, theo chúng tôi cần giữ lại tội danh này, nhưng nên có hướng dẫn cụ thể cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh chống loại tội phạm này hiện nay.

Một phần của tài liệu Tội pháp hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam (Trang 76 - 79)