Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 76)

7 Không xác định cụ thể

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm

Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm

Trên cơ sở phân tích những khiếm khuyết của pháp luật thực định về yếu tố khách thể của tội phạm, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định này như sau:

Một là, khái quát lại khách thể chung của tội phạm: Việc khái quát lại

hệ thống khách thể chung của tội phạm trong BLHS theo hướng bảo đảm ghi nhận đầy đủ các quan hệ xã hội cơ bản được luật hình sự bảo vệ. Theo đó, sự đầy đủ đó phải thể hiện ở cả Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Giải pháp cụ thể cho vấn đề này đã được một số nhà khoa học đề xuất. Chẳng hạn như theo kiến giải lập pháp của GS.TSKH. Lê Văn Cảm về khái niệm tội phạm có liệt kê các khách thể chung của tội phạm như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật này, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý), xâm hại những cơ sở của chế độ hiến pháp Việt Nam, nhân thân, các quyền và tự do của con người, cũng như hòa bình và an ninh nhân loại [11. tr. 330].

Các khách thể chung của tội phạm ở đây được tác giả liệt kê nhưng có tính khái quát cao, bao gồm các nhóm: 1) Những cơ sở của chế độ hiến pháp Việt Nam; 2) Nhân thân, các quyền và tự do của con người; 3) Hòa bình và an ninh nhân loại. Mặc dù khái quát, cô đọng nhưng mô tả này diễn đạt đầy đủ các quan hệ xã hội quan trọng nhất và cần được bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Tuy nhiên, những khách thể chung này được tác giả mô tả lặp lại ở mô hình lý luận của cả hai điều luật về khái niệm tội phạm (trên) và về nhiệm vụ của đạo luật hình sự:

Bộ luật này có nhiệm vụ bảo vệ những cơ sở của chế độ hiến pháp Việt Nam, nhân thân, các quyền và tự do của con người cũng như hòa bình và an ninh nhân loại tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm, đồng thời giáo dục mọi người ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [11, tr. 162].

Hai quy phạm này thể hiện sự thống nhất trong quan điểm về khách thể chung của tội phạm nhưng nếu sử dụng cả hai sẽ gây ra tình trạng trùng lặp trong Bộ luật.

Bên cạnh đó, TS. Trịnh Tiến Việt lại đưa ra một kiến giải lập pháp khác với mô tả cụ thể hơn về khách thể chung của tội phạm:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và

có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, cũng như hòa bình và an ninh của nhân loại [78, tr. 83].

Giải pháp hoàn thiện của tác giả giữ nguyên sự liệt kê các khách thể như Điều 8 BLHS hiện nay và bổ sung nhóm khách thể "hòa bình và an ninh của nhân loại" trên cơ sở các chương tội phạm tương ứng trong Phần các tội phạm để bảo đảm sự đầy đủ tương ứng với các khách thể loại trong Phần các tội phạm.

Đặc biệt, cũng có một phương án khái quát khách thể chung của tội phạm khác có thể tham khảo, đó là phương án của các nhà lập pháp Nga thể hiện trong BLHS của nước này. Như đã phân tích ở Chương 1 luận văn, BLHS Liên bang Nga khái quát các khách thể của tội phạm trong quy định về nhiệm vụ của đạo luật, sau đó trong khái niệm tội phạm những khách thể này không cần lặp lại nữa.

Kế thừa những ưu điểm của các phương án trên, luận văn đưa ra mô hình khái quát khách thể chung của tội phạm như sau:

- Xác định khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ ngay tại quy định về nhiệm vụ của đạo luật; sử dụng phương án của GS. TSKH. Lê Văn Cảm, nhưng có bổ sung:

Điều 1. Nhiệm vụ của BLHS (sửa đổi)

Bộ luật này có nhiệm vụ bảo vệ những cơ sở của chế độ hiến pháp Việt Nam, nhân thân, các quyền và tự do của con người theo pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cũng như hòa bình và an ninh

nhân loại tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm, đồng thời giáo dục mọi người ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

- Không mô tả liệt kê các khách thể của tội phạm trong khái niệm tội phạm giống như Điều 8 BLHS hiện nay nữa, thay vào đó là khái niệm tội phạm được sửa đổi:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý), xâm hại tới các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ...

Hai là, thống nhất quy định về khách thể chung của tội phạm được xác định ở Phần chung với khách thể loại ở Phần các tội phạm: Việc khái

quát các khách thể chung của tội phạm theo mô hình kiến nghị trên đã đảm bảo sự đầy đủ, thống nhất của khách thể chung so với các khách thể loại được bảo vệ ở phần các tội phạm. Ở Phần chung, các "quyền, lợi ích của công dân" đã được sửa thành "quyền và tự do của con người" nên đã thống nhất với Chương XII - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; và bao hàm khách thể của Chương XIII - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân (khái niệm quyền con người bao hàm cả quyền công dân).

Riêng Chương XXIV của BLHS cần đổi tên thành Chương các tội xâm phạm hòa bình và an ninh nhân loại để bảo đảm Chương này được gọi tên

theo khách thể của tội phạm và thống nhất với mô tả khách thể chung của tội phạm ở trên.

Ba là, đưa quy định ở Điều 226b về "Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" ra khỏi Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng.

- Phương án thứ nhất: Điều này có thể đưa về Chương XIV - Các tội

xâm phạm sở hữu để đúng với khách thể loại mà nó xâm hại.

- Phương án thứ hai: Bãi bỏ Điều này và hướng dẫn áp dụng quy định về các tội xâm phạm tài sản tương ứng để xét xử hành vi sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để chiếm đoạt tài sản. (Hướng dẫn cụ thể được kiến nghị ở mục 3.2 dưới đây).

Bốn là, sửa đổi tên gọi của Điều 126 về "Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân" và Điều 127 về "Tội làm sai lệch kết quả bầu cử" trong Chương XIII BLHS cho chính xác. Cụ thể, Điều 126 BLHS không

chỉ rõ đối tượng tác động của tội phạm. Điều này chỉ quy định đối tượng tác động của tội phạm là hoạt động thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân mà không làm rõ là ứng cử, bầu cử vào cơ quan nào. Trong khi thực tế là có rất nhiều loại tổ chức chính trị, xã hội được tổ chức theo nguyên tắc bầu cử. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, sửa đổi năm 2002, 2010 và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003, sửa đổi năm 2010 chỉ xác lập và bảo vệ quyền bầu cử, ứng cử vào vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp của công dân. Do vậy, có thể hiểu phạm vi nội hàm quyền ứng cử, bầu cử của công dân bị tội phạm xâm hại đến trong Điều 126 BLHS là "quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước" nói trên chứ không bao gồm quyền ứng cử, bầu cử vào các loại tổ chức chính trị - xã hội khác. Tuy nhiên, để bảo đảm tính chính xác và logíc, các nhà làm luật cần sửa đổi tên gọi và chỉ rõ tại nội dung Điều 126 và 127 BLHS.

Như vậy, Điều 126 BLHS sẽ như sau:

Điều 126. Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân của công dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc tự do thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử theo quy định pháp

luật vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm....

Tương tự, Điều 127 BLHS sẽ như sau:

Điều 127. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân

1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm...

Năm là, sửa đổi Điều 130 về "Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ" thành "Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới" để bảo đảm sự bình đẳng trong pháp luật hình sự.

Việc sửa đổi này không chỉ hướng tới thực thi nguyên tắc hiến định "Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật" trong Điều 3 BLHS, mà còn thể hiện tính dự đoán đối với thực tiễn pháp lý. Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Luật bình đẳng giới năm 2006 của nước ta quy định quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, lao động, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể thao, y tế và trong gia đình. Ngoài ra, trong thực tế đã xuất hiện các hành vi mua bán nam giới, hiếp dâm nam giới (là những hành vi vốn chỉ xâm hại phụ nữ trong truyền thống) thì cũng có thể xuất hiện hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của nam giới.

Như vậy, Điều 130 BLHS sẽ như sau:

Điều 130. Tội xâm phạm quyềnbình đẳnggiới

Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác ngăn cản

sự bình đẳng tham gia hoạt động của công dân ở các lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật cho phép vì lý do phân biệt giới thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm...

Sáu là, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của BLHS về khách thể của tội phạm còn cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật phi hình sự có ý nghĩa là căn cứ để xác định khách thể của tội phạm. Đặc biệt là quy định về

tài sản và quyền sở hữu của Bộ luật dân sự liên quan đến xác định quyền sở hữu là khách thể của tội phạm.

Vấn đề tài sản ảo và sở hữu tài sản ảo cần được Bộ luật dân sự nhanh chóng thừa nhận vì đây là những tài sản có giá trị quy ra thành tiền tệ được và có thể lưu thông trên thị trường. Bởi vậy khi quyền sở hữu tài sản này bị xâm hại, chủ sở hữu cũng phải gánh chịu những thiệt hại có thực. Có điều, chỉ khi nào Bộ luật dân sự thừa nhận tài sản ảo và quyền sở hữu đối với tài sản ảo thì BLHS mới có cơ sở để bảo vệ các quyền này.

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)