7 Không xác định cụ thể
3.1.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm
VỀ YẾU TỐ KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NÀY
3.1. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ YẾU TỐ KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM NAM VỀ YẾU TỐ KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
3.1.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm luật hình sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm
Từ kết quả phân tích luật thực định , thực tiễn áp dụng pháp luật , chúng tôi cho rằng v ấn đề hoàn thiện các quy định về khách thể của tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam là hết sức cấp thiết:
Thứ nhất, yêu cầu hoàn thiện các quy định về khách thể của tội phạm trong BLHS xuất phát từ vai trò của yếu tố này.
Khách thể của tội phạm là một yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm, là đặc trưng của tội phạm. Do đó, vấn đề xác định tội phạm, định tội danh đều dựa trên cơ sở căn bản là yếu tố khách thể của tội phạm. Cũng từ đó biện pháp trách nhiệm hình sự thích hợp mới được xác định. Những sai lầm, thiếu sót trong quy định về khách thể của tội phạm sẽ dẫn đến sai lầm của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật.
Khách thể của tội phạm còn là tiêu chí phân loại tội phạm, cơ sở cấu trúc BLHS nên sự khiếm khuyết trong quy định khách thể của tội phạm sẽ làm mất đi tính lôgic của Bộ luật.
Thứ hai, yêu cầu hoàn thiện các quy định về khách thể của tội phạm trong BLHS xuất phát từ thực tế là các quy định này trong BLHS hiện nay bộc lộ những thiếu sót nhất định phải khắc phục.
Sự chưa phù hợp , chưa tương đồng giữa Phần chung với Phần các tội phạm về khách thể "hòa bình và an ninh nhân loại", sự không thống nhất giữa
hai phần về các giá trị tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của "công dân" nói riêng hay con người nói chung gây ảnh hưởng đến tính khoa học, lôgic, uy tín của BLHS. Điều đó còn có khả năng ảnh hưởng cả đến hiệu lực của BLHS.
Ví dụ: Trường hợp tính mạng, sức khỏe của người nước ngoài ở Việt Nam bị xâm hại nếu hiểu một cách máy móc thì cũng có thể BLHS không được áp dụng với lý do BLHS chỉ bảo vệ các quyền này của công dân Việt Nam. Quan điểm không chính xác về khách thể của tội phạm đối với "Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản"; việc thiếu vắng những mô tả cụ thể giúp xác định chính xác khách thể của tội phạm trong một số trường hợp tội phạm có mặt khách quan biểu hiện giống nhau; sự đánh giá không bình đẳng về yếu tố giới trong khách thể của một số tội phạm sẽ khiến xảy ra sai lầm, không thống nhất trong áp dụng pháp luật hình sự hoặc bỏ lọt tội phạm như đã đề cập.
Thứ ba, yêu cầu hoàn thiện các quy định về khách thể của tội phạm trong BLHS là cấp bách bởi vì những thiếu sót đối với các quy định này thực tế đã gây ra nhiều hạn chế, vướng mắc trong công tác áp dụng pháp luật.
Tình hình áp dụng yếu tố khách thể của tội phạm trong giải quyết vụ án hình sự hiện nay, sự thiếu cụ thể, chậm cập nhật, đổi mới của các quy định pháp luật hình sự liên quan đến vấn đề này là nguyên nhân gây ra những hạn chế, vướng mắc như: nhầm lẫn khách thể, bỏ lọt khách thể, lúng túng trong xử lý các hành vi xâm hại những khách thể xã hội phi truyền thống... Để khắc phục những hạn chế này, quy định về khách thể của tội phạm trong BLHS cần nhanh chóng được hoàn thiện.
Mặc dù cấp bách nhưng việc hoàn thiện các quy định của BLHS về yếu
tố khách thể nhất định phải thận trọng và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: Yêu cầu thứ nhất - bảo đảm tính toàn diện: khách thể của tội phạm
trọng nhất, cần thiết được bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Cho dù được mô tả liệt kê hay khái quát, các quan hệ đó chắc chắn phải bao gồm: chế độ chính trị, chủ quyền, an ninh quốc gia, các quyền con người, quyền công dân, trật tự an toàn xã hội, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, hòa bình và an ninh nhân loại.
Yêu cầu thứ hai - bảo đảm tính thống nhất: yếu tố khách thể phải được thể hiện trong BLHS theo một hệ thống khoa học và lôgic. Các khách thể loại của tội phạm tương ứng với các nội dung trong khách thể chung, khách thể trực tiếp của các tội phạm trong nhóm là các quan hệ xã hội thuộc về khách thể loại của nhóm.
Yêu cầu thứ ba - bảo đảm tính chính xác, cụ thể: đối với những tội
phạm mà yếu tố khách thể không được xác định một cách hiển nhiên, dễ dàng, có nhiều khả năng hiểu sai, nhầm lẫn thì BLHS phải quy định cụ thể, mô tả chi tiết những biểu hiện chứng minh việc xâm hại loại khách thể đó của hành vi để việc áp dụng được chính xác và thuận tiện.
Yêu cầu thứ tư - bảo đảm tính cập nhật: Các quan hệ xã hội luôn luôn
vận động không ngừng. Trong quá trình phát triển, có những quan hệ xã hội cũ mất đi mà cũng có những quan hệ xã hội mới phát sinh hoặc những quan hệ xã hội cũ vẫn tồn tại nhưng biến đổi nội dung. Chính vì vậy, nếu quy định về khách thể của tội phạm không có tính cập nhật thì sẽ lạc hậu với xã hội, ảnh hưởng tới nhiệm vụ của BLHS. Thậm chí, không chỉ cập nhật và quy định về khách thể của tội phạm còn phải có tính dự báo bởi vì quan hệ xã hội vận động nhanh chóng còn việc sửa đổi pháp luật phải có cả quy trình, thủ tục khá chặt chẽ và mất nhiều thời gian. Nếu không dự báo trước tình hình mà chỉ đuổi theo sự phát triển của quan hệ xã hội thì các quy định của luật hình sự sẽ luôn luôn bị tụt hậu và việc phải áp dụng nguyên tắc tương tự là không thể tránh khỏi. Điều mà trong pháp luật hình sự không cho phép .
Yêu cầu thứ năm - bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất các văn bản, Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản năm 2011 đã đề ra:
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp... [16, tr. 250].
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về "Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020" của Bộ Chính trị đã quy định các nhiệm vụ cải cách tư
pháp như sau:
Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế.
Quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao và lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác... [15].
Yêu cầu thứ sáu - bảo đảm sửa đổi đồng bộ các quy định của Bộ luật hình sự theo yêu cầu mới của đất nước. Căn cứ vào Nghị quyết số
07/2011/QH13 ngày 06/8/2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 433/NQ-UBTVQH13 ngày 30/12/2011 về việc thành lập Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi). Ban soạn thảo đã xây dựng Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012 trong đó nêu ra những vấn đề trọng tâm cần sửa đổi, bổ sung BLHS. Đặc biệt, vừa qua Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1236/QĐ-TTg ngày 10/9/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó, việc tổng kết nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thực tiễn 11 năm thi hành BLHS năm 1999, từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, góp phần đáp ứng yêu cầu mới của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm ổn định lâu dài, thúc đẩy phát triển của đất nước. Việc tổng kết thi hành BLHS cần được triển khai đồng bộ, nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng mục đích, yêu cầu đặt ra; bảo đảm tính khách quan và toàn diện.