Hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 82 - 85)

7 Không xác định cụ thể

3.2.1.Hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm

3.2.1. Hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm sự Việt Nam về yếu tố khách thể của tội phạm

Bên cạnh việc hoàn thiện quy định về khách thể của tội phạm trong BLHS, để đảm bảo quy định này được áp dụng chính xác trong thực tiễn còn cần phải ban hành hướng dẫn chi tiết về những vấn đề có khả năng gây nhận thức không thống nhất, nhầm lẫn liên quan đến yếu tố khách thể của phạm.

Hướng dẫn thứ nhất - cần ban hành là về cách phân biệt khách thể bị xâm hại giữa các trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người với giết người, giữa giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích.

Để tránh nhầm lẫn về khách thể của các tội phạm này, cơ quan chức năng cần tổng kết thực tiễn giải quyết vụ án hình sự để ban hành hướng dẫn về phương pháp, căn cứ cụ thể mà cán bộ áp dụng pháp luật có thể dựa vào đó để phân định hành vi xâm hại tính mạng hay sức khỏe. Ví dụ, có thể hướng dẫn theo cách sau:

- Hành vi phạm tội giết người là hành vi nhằm tước đoạt tính mạng

của người khác. Mục đích đó có thể được thể hiện thông qua việc sử dụng hung khí, phương tiện nguy hiểm có khả năng gây chết người hoặc cách thức tấn công mãnh liệt, nỗ lực thực hiện mục đích giết người đến cùng, tấn công vào các vị trí nguy hiểm trên cơ thể nạn nhân (đầu, cổ, ngực)... Ngoài ra Tòa án có thể dựa trên các biểu hiện khác như lời nói, thái độ của bị cáo, quan hệ giữa nạn nhân, bị cáo, nguyên nhân gây án... để củng cố căn cứ chứng minh hành vi có mục đích giết người hay không.

- Hành vi phạm tội cố ý gây thương tích là hành vi nhằm gây thương

tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác. Mục đích gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe có thể thể hiện qua việc sử dụng loại hung khí, phương tiện chỉ có khả năng gây thương tích, tổn hại (ít có khả năng gây chết người) hoặc hành vi tấn công vào các vị trí ít có khả năng gây chết người trên cơ thể (như chân, tay)... Ngoài ra Tòa án có thể dựa trên các biểu hiện khác như lời nói, thái độ của bị cáo, quan hệ giữa nạn nhân, bị cáo, nguyên nhân gây án... để xác định mục đích gây thương tích khi phạm tội.

Hướng dẫn thứ hai - cần ban hành là về áp dụng thống nhất quy định liên quan đến khách thể của tội hiếp dâm. Như đã phân tích ở trên, thực chất Điều 111 của BLHS năm 1999 về tội hiếp dâm không hề đặt ra yêu cầu về việc người bị hại nhất định phải là phụ nữ. Nói cách khác, quy định này bảo vệ giá trị nhân thân của con người chứ không phải giá trị nhân thân của riêng nữ giới. Điều luật cũng không hề xác định chủ thể của tội phạm phải là nam giới. Chỉ có điều thực tiễn pháp luật ở nước ta trước đây cho thấy nạn nhân của tội phạm luôn là nữ, thủ phạm luôn là nam. Bên cạnh đó, quan niệm về hành vi "giao cấu" theo truyền thống là quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Do vậy, đã và sẽ tiếp tục xảy ra thực trạng cơ quan áp dụng pháp luật lúng túng với trường hợp đang phát sinh trong xã hội hiện đại như sau: 1) Thủ phạm thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhân là nữ giới; 2) Nạn nhân bị giao cấu trái ý muốn là nam giới; 3) Thủ phạm và nạn nhân cùng giới tính.

Do chưa có đường lối xử lý thống nhất đối với các vụ hiếp dâm có tính chất phi truyền thống như vậy nên cơ quan áp dụng pháp luật dễ bỏ lọt tội phạm hoặc truy cứu hành vi theo hướng xâm hại khách thể khác.

Tóm lại, những hành vi nói trên hoàn toàn có thể xử lý về tội hiếp dâm. Điều 111 hiện nay không cần sửa đổi vẫn có thể áp dụng đối với các kiểu hiếp dâm phi truyền thống. Chỉ cần cơ quan chức năng ban hành hướng dẫn để pháp luật được áp dụng thống nhất. Hướng dẫn cần tập trung khẳng định nội dung sau: Sẽ bị coi là phạm tội hiếp dâm bất kỳ hành vi nào (khi thỏa mãn cả các yếu tố CTTP khác) cố ý giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Hành vi giao cấu đó có thể diễn ra giữa những người đồng giới hoặc khác giới nhằm mục đích thỏa mãn dục vọng.

Hướng dẫn thứ ba - cần ban hành liên quan đến Điều 226b về "Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Trong trường hợp bãi bỏ Điều luật này heo phương án kiến nghị thứ hai đã nêu ở mục 3.1.2. nói trên cũng vẫn hoàn toàn đủ căn cứ sẵn có trong BLHS để truy cứu hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi này tùy theo trường hợp tương ứng sẽ cấu thành tội trộm tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một tội danh chiếm đoạt tài sản phù hợp nào khác. Khách thể bị xâm hại cũng như chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm hoàn toàn trùng hợp với các tội danh trên. Tuy nhiên do tính mới về phương thức, công cụ, không gian phạm tội nên cơ quan áp dụng pháp luật có thể sẽ lúng túng khi xác định khách thể, định tội danh. Để việc áp dụng được thuận tiện, chính xác, chỉ cần ban hành hướng dẫn theo hướng:

- Truy cứu về tội trộm cắp tài sản đối với hành vi: Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán

hàng hóa, dịch vụ; Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản. (điểm a, b khoản 1 Điều 226b hiện nay)

- Truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp: Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (điểm c khoản 1 Điều 226b hiện nay).

- Truy cứu về tội xâm phạm sở hữu tương ứng khác đối với trường hợp có hành vi khác sử dụng phương tiện công nghệ thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (điểm d khoản 1 Điều 226b hiện nay).

Hướng dẫn thứ tư - cần ban hành là xác định quan hệ sở hữu đối với tài sản. Trong trường hợp nào xác định đó là tài sản của Nhà nước , trong trường hợp nào xác đị nh đó là tài sản của cá nhân , tổ chức . Đặc biệt trong trường hợp sở hữu hỗn hợp (có cả quyền sở hữu của Nhà nước , có cả quyền sở hữu của cá nhân , tổ chức). Thực tế cho thấy hành vi phạm tội như nhau , ý thức phạm t ội như nhau , có nơi xác định tài sản đó không phải của Nhà nước nên đã truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo Điều 140 BLHS. Ngược lại có nơi xác định đó là tài sản của Nhà nước (tài sản của Nhà nước chiếm một tỉ lệ nhất định ) nên đã truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Tham ô tài sản" theo Điều 278 BLHS.

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 82 - 85)