0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Theo pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển

Một phần của tài liệu KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

Không giống như luật hình sự các nước nói trên, BLHS Thụy Điển năm 2001 không đề cập đến khách thể của tội phạm với tư cách một yếu tố cấu thành của tội phạm. Tội phạm được định nghĩa đơn giản là hành vi được xác định bởi BLHS hoặc luật khác mà theo đó phải chịu hình phạt quy định trong BLHS [97]. Những khách thể được luật hình sự Thụy Điển bảo vệ thể hiện trực tiếp qua các quy định về các tội phạm cụ thể nhưng không được sử dụng làm căn cứ phân loại tội phạm duy nhất. Trong Bộ luật này tội phạm chủ yếu vẫn được phân loại theo yếu tố khách thể bị xâm hại, ví dụ: Chương 3 - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe; Chương 4 - Các tội xâm phạm quyền tự do và sự bình yên; Chương 6 - Tội phạm về tình dục; Chương 7 - Các tội

xâm phạm gia đình; Chương 19 - Các tội xâm phạm an ninh của Vương quốc, Chương 22 về tội phản quốc... Tuy nhiên, bên cạnh đó tội phạm cũng có thể được chia nhóm bởi yếu tố chủ thể của tội phạm, ví dụ: Chương 21 - Các tội thực hiện bởi quân nhân. Hoặc theo yếu tố hành vi khách quan của tội phạm, ví dụ: Chương 5 về tội phỉ báng, Chương 8 về tội trộm, cướp và các tội chiếm đoạt tài sản khác, Chương 9 về các tội gian lận và lừa đảo, Chương 14 về các tội giả mạo, Chương 15 về các tội khai man, truy cứu sai và các hành vi báo cáo không thành thật khác... Thậm chí hậu quả của tội phạm cũng là yếu tố được sử dụng để phân loại tội phạm, chẳng hạn như Chương 12 quy định về các tội gây thiệt hại [97]...

Phân tích tổng hợp các quy định của BLHS Thụy Điển cho thấy yếu tố khách thể của tội phạm không được thể hiện rõ nét trong Bộ luật này. Người Thụy Điển chỉ cần biết rằng tội phạm là hành vi được luật thực định xác định là tội phạm, bị quy định hình phạt mà không cần quan tâm đến khách thể của tội phạm - một khái niệm khoa học trừu tượng.

Chương 2

Một phần của tài liệu KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

×