0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Theo pháp luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 29 -29 )

Cũng giống như Việt Nam, BLHS Lào năm 1989, sửa đổi năm 2007 xác định hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ ngay tại Điều 1 về nhiệm vụ của BLHS:

Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là bảo vệ hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, bảo vệ tài sản của nhà nước, tập thể, cá nhân, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, quyền và tự do của nhân dân, an ninh quốc gia và trật tự công cộng, chống lại mọi tội phạm và giáo dục công dân ý thức tôn trọng pháp luật [30, tr. 5].

Các quan hệ xã hội nói trên được xác định là khách thể của tội phạm trong khái niệm tội phạm quy định tại Điều 6 của Bộ luật:

Tất cả những hành vi nguy hiểm cho hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; cho tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân; nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe, quyền và tự do của nhân dân, an ninh quốc gia và trật tự xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự đều bị coi là tội phạm [30, tr. 7].

Về kỹ thuật lập pháp vấn đề khách thể của tội phạm được BLHS Lào mô tả liệt kê và cơ bản giống BLHS Việt Nam. Tuy nhiên trong định nghĩa pháp lý về tội phạm, yếu tố khách thể của tội phạm được nhấn mạnh hàng đầu: tội phạm nhất định phải là hành vi xâm hại các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ (như: hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân; tính mạng, sức khỏe, quyền và tự do của nhân dân; an ninh quốc gia và trật tự xã hội). Thậm chí định nghĩa pháp lý này chỉ duy nhất dựa trên yếu tố khách thể bị xâm hại của tội phạm để định nghĩa tội phạm mà không đề cập đến các yếu tố khác (như: chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm...).

Khách thể của tội phạm cũng là cơ sở phân loại tội phạm trong BLHS Lào. Dựa vào dấu hiệu này, tội phạm trong phần riêng BLHS Lào được chia thành các Chương: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự xã hội, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của cá nhân, Các tội xâm phạm quyền và tự do của công dân, Các tội xâm phạm tài sản, Các tội xâm phạm

quan hệ hôn nhân gia đình và thuần phong mỹ tục, Các tội phạm kinh tế, Các tội phạm liên quan đến chức trách, nhiệm vụ của công chức, Các tội xâm phạm quy định hành chính, tư pháp...

Một phần của tài liệu KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (Trang 29 -29 )

×