Những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng yếu tố khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 55)

7 Không xác định cụ thể

2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng yếu tố khách thể của tội phạm

thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là yếu tố đặc trưng của tội phạm. Việc xác định khách thể bị xâm hại trong vụ án hình sự là nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng . Tuy nhiên, thực tế áp dụng yếu tố này trong giải quyết vụ án hình sự vẫn có những hạn chế, vướng mắc nhất định. Việc

xác định và làm rõ những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của nó là cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao tính chính xác, hiệu quả, đảm bảo đúng căn cứ trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự.

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng cho thấy hạn chế, vướng mắc liên quan đến vấn đề này là:

a. Nhầm lẫn khách thể của tội phạm

Nghiên cứu kết quả điều tra , truy tố, xét xử các vụ án hình sự , chúng tôi có nhận xét: nhầm lẫn khách thể của tội phạm diễn ra phổ biến là nhầm lẫn

khách thể của tội giết người và tội cố ý gây thương tích. Tội giết người và tội

cố ý gây thương tích trong thực tiễn thường có biểu hiện hành vi khách quan giống nhau. Tuy nhiên khách thể mà tội giết người là quyền được sống của con người, còn tội cố ý gây thương tích là sức khỏe của con người. Mặc dù hành vi khách quan của hai tội tương đối giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được bởi hành vi giết người phải là hành vi có khả năng gây ra cái chết (mặc dù thực tế có thể không xảy ra hậu quả chết người); hành vi cố ý gây thương tích chỉ có khả năng tổn hại sức khỏe cho người khác, nếu gây ra cái chết cho người khác cũng là nằm ngoài ý chí của người thực hiện hành vi. Tất nhiên đó là sự rạch ròi về lý thuyết còn thực tế những biểu hiện khách quan của hành vi không phải luôn luôn bộc lộ được một cách rõ ràng khả năng gây hại, mục đích của hành vi ấy. Điều đó còn phải được xem xét trên cơ sở ý chí chủ quan của người phạm tội, động cơ, mục đích khi phạm tội mà những yếu tố này lại thuộc về chủ quan người phạm tội, rất khó xác định. Do vậy, trong thực tế áp dụng còn nhiều trường hợp nhầm lẫn, tranh cãi khi phân định giữa hai tội phạm này.

Ví dụ: Nguyễn Thế Nghĩa ở Hà Nội bị tuyên phạm tội "giết người"

trong khi hành vi của các bị cáo chỉ cấu thành tội "cố ý gây thương tích".

Theo nội dung bản cáo trạng ngày 18/7/2007 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, vụ án diễn ra như sau: Khoảng 9h ngày 18/3/2006, ông Tạ Văn Viên (sinh năm 1939), trú tại đường Phan Trọng Tuệ, Vĩnh Quỳnh,

Thanh Trì, Hà Nội đến ăn tại quán cháo lòng tiết canh ở Hoàng Mai, Hà Nội. Trong khi ông Viên đang ăn, chị Trần Thị Nhâm (người giúp việc tại cửa hàng) đề nghị ông Viên trả tiền để dọn hàng thì bị ông này chửi bới và hất đổ bàn ăn. Thấy vậy, Nguyễn Thế Nghĩa - chủ quán, chạy tới dọn dẹp. Trong cơn hăng, ông Viên tiếp tục hất bàn ăn về phía Nghĩa. Bực tức, Nghĩa cầm ghế nhựa đập vào đầu ông Viên làm ông gục xuống. Sau đó, Nghĩa xốc nách, kéo ông Viên ra khỏi quán, đặt ở phía bên kia đường, đối diện với cửa hàng. Một lát sau, ông Viên tỉnh dậy, chạy vào quán giật đổ tủ kính đựng hàng làm kính vỡ loảng xoảng. Không chịu nổi vị khách ngang tàng, Nghĩa dùng tay đẩy ngã ông Viên sau đó gọi gia đình ông này đến đón. Nghĩa không ngờ cú đẩy của mình đã làm cho nạn nhân bị chấn thương sọ não và dẫn đến tử vong. Cả con trai ông Viên, khi đến quán cháo lòng đón bố về cũng chỉ nghĩ ông bị say rượu nôn ra dịch đen. Mãi đến 3h30 sáng hôm sau, thấy ông Viên khó thở, hôn mê, mọi người mới đưa ông đi Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, nhưng khoảng 12h45 cùng ngày, ông tử vong. Ngày 28/3/2006 của công an quận Hoàng Mai ra quyết định số 273 khởi tố Nguyễn Thế Nghĩa về tội cố ý gây thương tích.

Ngày 26/4/2006, Viện Khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an kết luận tại Bản giám định pháp y số 687/C21-P7: "Nguyên nhân chết của ông Viên xuất phát từ việc tụ máu nội sọ do chấn thương sọ não, vỡ xương sọ; nồng độ cồn trong máu 0,007mg/ml; cơ chế hình thành thương tích: vỡ xương sọ vùng trán + đỉnh do vật tày cứng tác động trực tiếp với một lực tác động mạnh gây ra, chiều hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, nứt nền xương sọ theo cơ chế gián tiếp".

Do kết luận giám định này, Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàng Mai chuyển vụ án hình sự đến cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội để điều tra lại. Kết luận điều tra và quyết định truy tố sau đó kết luận, đề nghị Tòa án xét xử Nghĩa về tội "giết người". Tại phiên xử ngày 25/9/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Thế Nghĩa 6 năm tù về tội giết người [87, tr. 2].

Xem xét các tình tiết tại vụ án cho thấy, giữa nạn nhân và bị cáo không hề có thù oán từ trước. Hành động lần thứ nhất của Nghĩa là dùng ghế nhựa đánh ông Viên; hành động lần thứ hai của Nghĩa là bằng tay không xô ngã ông Viên đều xuất phát từ nguyên nhân là hành vi trái pháp luật của ông Viên (chửi bới, phá phách cửa hàng, gây gổ). Hai hành động này đều không có âm mưu từ trước mà chỉ là bột phát vì nóng giận trước hành vi sai trái của người bị hại. Diễn biến hành vi cũng cho thấy Nghĩa không hề có ý định tước đoạt tính mạng ông Viên bởi vì tại một quán rượu, có rất nhiều hung khí có thể dùng để tước đoạt sinh mạng ông Viên, tuy vậy, Nghĩa chỉ dùng ghế nhựa đánh ông Viên, và đánh là cho bõ tức, không xác định đánh vào đâu. Sau khi ông Viên bị đánh gục Nghĩa không tiếp tục đánh đập mà chỉ đưa nạn nhân ra ngoài. Lần sau ông Viên bị Nghĩa xô ngã cũng là do ông quay lại đập phá cửa hàng trước. Sau khi xô ngã ông Viên, Nghĩa không bỏ mặc mà còn chủ động gọi người nhà của ông Viên đến đón ông này về.

Toàn bộ diễn biến đó cho thấy bị cáo Nghĩa không hề có ý định tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Việc dùng ghế bằng nhựa đánh người không phải là một hung khí nguy hiểm, ít có khả năng gây thiệt hại tính mạng. Cái chết của ông viên xảy ra ngoài mong muốn của bị cáo. Do đó, chúng tôi đồng ý với ý kiến của tác giả Bảo Vinh rằng : "hành vi của Nguyễn Thế Nghĩa chỉ

cấu thành tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, cơ quan công tố và xét xử kết tội bị cáo giết người là nhầm lẫn về khách thể của tội phạm" [87].

b. Xác định sai khách thể bị xâm hại bởi hành vi của những người đồng phạm không đóng vai trò người thực hành tội phạm

Đây là trường hợp vụ án có sự tham gia phạm tội của nhiều người nhưng chỉ hành vi của người thực hành mới được xác định là xâm hại khách thể của tội phạm, còn hành vi của những người tham gia khác không bị coi là xâm phạm khách thể này. Sai lầm này cũng thường xảy ra trong thực tế, nhất là ở các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người. Đối với các vụ xâm

phạm tính mạng, sức khỏe có nhiều người tham gia, cơ quan áp dụng pháp luật hay mắc lỗi chỉ coi hành vi của người trực tiếp thực hành tội phạm, trực tiếp gây ra hậu quả của tội phạm mới là hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe còn hành vi tham gia tội phạm của những người đồng phạm khác thì không xâm hại tính mạng, sức khỏe (mà có thể là xâm phạm quan hệ xã hội khác).

Ví dụ: Vụ án Nguyễn Anh Tuấn cùng đồng bọn chỉ bị tuyên phạm tội "Gây rối trật tự công cộng" trong khi là đồng phạm giết người. Nội dung vụ án như sau: Nguyễn Minh Nam và nhóm bạn của mình là Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Trọng Hiệp, Phạm Anh Tuấn, Đinh Lê Hoàng, Hoàng Khánh Tùng và Nguyễn Mạnh Quân có mâu thuẫn với anh Nguyễn Thế Sang qua mạng Internet. Ngày 10/4/2003, được biết anh Nguyễn Thế Sang đang chơi cùng các bạn bên bờ hồ Ngọc Khánh, Nguyễn Minh Nam rủ cả nhóm đi đánh anh Sang và cả nhóm đồng ý. Sau đó Nam phân công: Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đi mua dao, Hoàng thuê xe taxi chờ ở bờ hồ Ngọc Khánh để sau khi đánh nhau cả bọn sẽ lên xe bỏ trốn. Sau khi được Nam phân công thì Hoàng đi thuê xe taxi còn Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đi mua 3 con dao (loại dao tông dài từ 50cm đến 60cm) mang về đưa cho Nam cầm 1 con, Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn mỗi người cầm một con rồi cả bọn chia làm 2 nhóm đi ra hồ Ngọc Khánh tìm đánh anh Sang.

Khi Nam, Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đi đến chỗ anh Sang ngồi chơi cùng với các bạn là anh Nguyễn Hải Đăng, Phạm Đức Ngọc và chị Nguyễn Vân Anh. Do không biết mặt anh Sang nên Nam gọi Cường và Quân lại chỉ mặt anh Sang cho Nam. Cường đến và hỏi: "ở đây thằng nào là Thế Sang?" thì nhóm anh Sang trả lời "không có ai là Thế Sang, các anh nhầm rồi"! Thấy vậy, Cường bảo Quân đi đến xe taxi gọi Phạm Anh Tuấn đến vì chỉ có Tuấn mới biết anh Sang. Quân đi gọi Phạm Anh Tuấn đến, Tuấn chỉ vào mặt anh Sang và nói "thằng này là Thế Sang" rồi đấm, đá vào mặt, vào người anh Sang. Anh Sang bị Tuấn đánh đã bỏ chạy thì Nam đuổi theo chém nhiều nhát vào người anh Sang làm anh Sang gục ngã. Anh Sang được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn

nhưng đã chết trên đường đi. Tại bản giám định số 190, ngày 25/4/2003, Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự công an thành phố Hà Nội kết luận: nguyên nhân chết của anh Nguyễn Thế Sang là do mất máu cấp không hồi phục. Sau khi gây án, Nguyễn Minh Nam cùng đồng bọn, đã lên xe taxi bỏ trốn khỏi hiện trường. Sáng ngày 11/4/2003, Đinh Lê Hoàng lên mạng Internet thấy có cáo phó của anh Sang nên về thông báo cho đồng bọn biết. Được sự giúp đỡ của một đối tượng tên Tùng, cả bọn lập tức thuê xe bỏ trốn. Đến tỉnh Thanh Hóa thì chúng chia nhau thành tốp nhỏ trốn chạy. Đến các ngày 12, 17 và 25/4/2003 thì các tên Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Trọng Hiệp và Đinh Lê Hoàng đã ra đầu thú hoặc bị bắt. Còn Nguyễn Minh Nam bỏ trốn cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã đặc biệt để bắt Nam.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 01/HSST ngày 8/01/2004, Tòa án nhân dân quận Ba Đình tuyên án Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Trọng Hiệp, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường đều phạm tội "gây rối trật tự công cộng"; Đinh Lê Hoàng phạm tội "không tố giác tội phạm".

Ngày 9/1/2004 bà Nguyễn Thị Hạnh là đại diện hợp pháp cho anh Nguyễn Thế Sang kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm vì xét xử không đúng người, đúng tội, bỏ lọt tội phạm và xử phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 126/HSPT ngày 01/4/2004, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vẫn giữ nguyên các quyết định về tội danh và hình phạt đối với các bị cáo [71].

Trong vụ án này Nguyễn Minh Nam là tên chủ mưu, tổ chức và trực tiếp thực hiện hành vi chém chết anh Sang, nhưng do tên Nam đã bỏ trốn trên cơ quan điều tra đang truy nã và khi bắt được sẽ xử lý sau. Còn các tên Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Trọng Hiệp và Đinh Lê Hoàng đã có sự bàn bạc, thống nhất về việc phạm tội với tên cầm đầu Nguyễn Minh Nam. Theo sự phân công của Nam, Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đi mua 3 con dao; Hoàng đi thuê xe taxi chờ sẵn để sau khi đánh nhau cả bọn bỏ trốn; Cường và Quân đến chỗ anh Sang để gây sự; Phạm Anh

Tuấn chỉ mặt và đấm đá anh Sang. Tóm lại, các bị cáo đã có sự câu kết, thống nhất và giúp sức tích cực để Nam thực hiện hành vi chém chết anh Sang.

Hành vi của các bị cáo đã "góp công" vào việc tước đoạt tính mạng nạn nhân. Do vậy các bị cáo đều là đồng phạm với Nguyễn Minh Nam về tội "giết người" với vai trò là người giúp sức. Tuy nhiên do hành vi của các bị cáo không trực tiếp tước đoạt tính mạng anh Sang nên Tòa án có sự nhầm lẫn về khách thể của tội và đã tuyên án Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Trọng Hiệp, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Cường phạm tội "gây rối trật tự công cộng"; Đinh Lê Hoàng phạm tội "không tố giác tội phạm". Vụ án này đã bị Viện trưởng

Viện kiểm sát tối cao kháng nghị t heo thủ tục giám đốc thẩm và được Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị .

c. Bỏ qua khách thể ít quan trọng hơn trong trường hợp vụ án có nhiều khách thể bị xâm hại

Thực tế có những vụ án mà trong đó nhiều quan hệ xã hội khác nhau tội phạm xâm hại nhưng cơ quan áp dụng pháp luật chỉ tập trung truy cứu hành vi xâm hại khách thể quan trọng hơn, bị xâm hại nghiêm trọng hơn mà bỏ qua khách thể ít quan trọng hơn dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Ví dụ: hành vi gây rối trật tự công cộng của Hoàng Văn Quốc ở Đắk Lắk bị bỏ qua trong vụ án Hoàng Tiến Dũng giết người. Hoàng Văn Quốc trú

tại thôn 8, xã Ea Drơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Tối ngày 08/7/2007, Quốc và Dũng (anh họ Quốc) rủ nhau đến khu vực hội trường thôn 8 chơi. Trước khi đi chơi, Dũng mang theo một con dao Thái Lan. Khi đi đến khu vực hội trường thôn 8, anh Quốc và Dũng gặp nhóm thanh niên gồm các anh Nguyễn Văn Thảo, Lương Văn Hoàn, Vi Văn Vạn, Hoàng Văn Anh và Hóa Văn Sanh ngồi chơi ở bãi cát trước hội trường thôn. Do có xích mích với nhau từ tối hôm trước nên Quốc nhặt một thanh gỗ (dài khoảng 01 mét, dày khoảng 05 cm x 01) đánh nhau với nhóm anh Thảo. Thấy Dũng đi cùng anh Quốc, thì các anh Vạn, Anh, Xanh và Hoàn xông vào dùng chân, tay đánh Dũng. Dũng rút con dao Thái Lan từ trong túi quần ra đâm về phía trước trúng vào mạng sườn

dưới nách trái của anh Anh, rồi Dũng rút dao bỏ chạy. Ngày 09/7/2007, Dũng đến Công an đầu thú. Còn anh Hoàng Văn Anh đã chết trên đường đi cấp cứu. Tại bản giám định pháp y số 308/PY-TV ngày 16/7/2007, Trung tâm giám định pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận anh Hoàng Văn Anh bị chết là do vết thương thấu tim, choáng mất máu.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 253/2007/HSST ngày 06/12/2007, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên Hoàng Tiến Dũng phạm tội "Giết người", hành vi của Hoàng Văn Quốc không bị xét xử [55].

Trong vụ án này, nguyên nhân của vụ đánh nhau là do Hoàng Văn Quốc gây sự, đánh anh Nguyễn Văn Thảo dẫn đến hai bên xô xát, làm anh Hoàng Văn Anh chết. Theo đó, hành vi của Hoàng Văn Quốc đã cấu thành tội "Gây rối trật tự công cộng". Đáng lẽ Quốc phải bị tuyên án về tội "Gây rối trật tự công cộng" nhưng có lẽ do tính chất của hành vi giết người trong vụ án nghiêm trong hơn nên hành vi gây rối trật tự công cộng đã bị bỏ lọt.

d. Nhìn nhận cứng nhắc về khách thể của tội hiếp dâm

Khoản 1 Điều 111 BLHS năm 1999 quy định về tội hiếp dâm là trường

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)