Không xác định cụ thể Chương XII Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 41 - 47)

chống loài người và tội phạm chiến tranh

Bên cạnh việc quy định khách thể là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, sử dụng yếu tố khách thể của tội phạm để sắp xếp, phân loại tội phạm, BLHS năm 1985 còn quy định khách thể của tội phạm là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở đây không đề cập đến toàn bộ yếu tố khách thể của tội phạm mà chỉ là một dấu hiệu trong yếu tố này: dấu hiệu người bị hại. Điểm đ khoản 1 Điều 39 của Bộ luật quy định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi: "Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng

không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về vật chất, công tác hay các mặt khác". Theo đó, tình tiết người bị hại bởi hành vi phạm tội là trẻ

em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người có quan hệ lệ thuộc người với người phạm tội là căn cứ để tòa án áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn trường hợp không có tình tiết này.

Đánh giá chung về sự thể hiện của yếu tố khách thể của tội phạm trong BLHS năm 1985 có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, BLHS năm 1985 là xác lập sự bảo hộ một cách tương đối

đầy đủ và có hệ thống các quan hệ xã hội cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ trật tự an ninh xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Thứ hai, vai trò của yếu tố khách thể của tội phạm được thể hiện rõ

nét trong BLHS năm 1985. Bộ luật chính thức quy định khách thể là yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm, hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi nó xâm hại các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ.

Thứ ba, BLHS năm 1985 đã sử dụng hiệu quả tiêu chí khách thể của

tội phạm để phân loại tội phạm, bố cục đạo luật, cơ bản đảm bảo tính lôgic, thống nhất. Khách thể loại được bảo vệ trong các Chương tội phạm thể hiện tương ứng với khách thể chung được Bộ luật xác định. Khách thể trực tiếp

của tội phạm cụ thể trong mỗi Chương phù hợp với khách thể loại của Chương ấy.

Thứ tư, BLHS năm 1985 đã sử dụng hợp lý dấu hiệu người bị hại

trong yếu tố khách thể của tội phạm làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân đạo, truyền thống đạo đức và vì lợi ích chung của xã hội, trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người không có khả năng tự vệ, người lệ thuộc là những đối tượng cần đặc biệt bảo vệ trước sự xâm hại của tội phạm. Vì vậy, hành vi xâm hại các khách thể này phải bị trừng phạt nghiêm khắc.

Tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng do lần đầu pháp điển hóa và do tính mới mẻ của lí luận về CTTP ở Việt Nam nên sự thể hiện yếu tố

khách thể của tội phạm trong BLHS năm 1985 cũng còn một số hạn chế: Một là, sự khái quát về khách thể chung của tội phạm trong Phần

chung Bộ luật phản ánh thiếu một nhóm quan hệ xã hội so với sự thể hiện của các khách thể loại ở Phần các tội phạm. Đó là nhóm quan hệ xã hội được bảo vệ bởi các quy định ở Chương XII về Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Quan hệ xã hội được các quy định ở Chương này bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm chính là hòa bình và an ninh nhân

loại. Vậy nhưng nhóm quan hệ xã hội này không được đề cập đến trong

nhiệm vụ bảo vệ của Bộ luật cũng như trong khái niệm chung về tội phạm.

Hai là, việc sử dụng khách thể làm tiêu chí phân loại tội phạm có chỗ

áp dụng không chính xác. Cụ thể là trường hợp của Chương V - Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên. Vế thứ nhất trong tên Chương là "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân,

gia đình" phản ánh khách thể loại của các tội phạm ở đây là chế độ hôn nhân

gia đình - một lĩnh vực trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhóm quan hệ xã hội đã được Bộ luật xác định trong khách thể chung của tội phạm

và cũng phù hợp với nội dung quy định của Chương. Điều đáng bàn là vế thứ hai trong tên Chương: "Các tội phạm đối với người chưa thành niên".

Điểm chưa hợp lý thứ nhất: người chưa thành niên không phải là một quan hệ xã hội - khách thể của tội phạm. Người chưa thành niên chỉ là những cá nhân cụ thể, có thể là người bị hại của tội phạm - một dấu hiệu trong khách thể của tội phạm chứ không phải khách thể đặc trưng cho tội phạm ấy.

Điểm chưa hợp lý thứ hai: nhóm tội phạm đối với người chưa thành

niên ở Chương này được xếp chung với nhau trong khi chúng xâm hại những quan hệ xã hội khác nhau. Tội dụ dỗ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp ở Điều 148 xâm hại đến trật tự, an toàn công cộng. Trong khi đó, tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em ở Điều 149 lại xâm hại đến sức khỏe, tự do, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của trẻ em. Vì vậy, để các tội phạm này trong cùng một nhóm là không hợp lý.

Ba là, BLHS năm 1985 có chỗ thể hiện quan điểm không chính xác về

khách thể của tội phạm. Đó là trường hợp cụ thể của tội phạm về ma túy. Khách thể của loại tội phạm này là chế độ quản lý (nghiêm ngặt) của nhà nước đối với các chất ma túy. Vậy nhưng ban đầu BLHS năm 1985 chỉ có một điều quy định về hành vi buôn bán, tàng trữ hàng cấm (Điều 166) trong đó đề cập đến ma túy như một loại hàng cấm. Vì vậy hành vi buôn bán, tàng trữ ma túy được đặt trong Chương VII - Các tội phạm về kinh tế. Điều này không phản ánh đúng bản chất (về phương diện khách thể xâm hại) cũng như tính chất nguy hiểm của tội phạm ma túy.

Sau đó Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 vào năm 1989 đã xây dựng các hành vi phạm tội về ma túy thành một tội độc lập ở Điều 96a: Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy. Tuy nhiên, tội này lại được đặt ở Chương I - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Mặc dù tội phạm về ma túy nguy hại khôn lường, có thể đe dọa an ninh quốc gia, tính mạng, sức khỏe con người... nhưng đó là hậu quả của tội phạm chứ không

phải khách thể của nó. Vì vậy hoàn toàn không chính xác khi coi tội phạm về ma túy là một tội xâm phạm an ninh quốc gia. Rất may điều này đã được sửa chữa bởi Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 vào năm 1997. Luật này đã xây dựng một chương độc lập mới trong phần các tội phạm Chương VIIA - Các tội phạm về ma túy, quy định về các hành vi xâm hại chế độ quản lý của nhà nước đối với các chất ma túy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc rút kinh nghiệm từ những hạn chế của BLHS năm 1985 liên quan đến yếu tố khách thể của tội phạm rất có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện quy định của BLHS năm 1999 về vấn đề này.

b. Yếu tố khách thể của tội phạm trong BLHS năm 1999

Kế thừa BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 cũng khẳng định hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ trong nhiệm vụ của đạo luật:

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [41].

Trên cơ sở mục tiêu bảo vệ của luật hình sự, Điều 8 Bộ luật năm 1999 về khái niệm tội phạm xác định khách thể của tội phạm là yếu tố cấu thành của tội phạm:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [41].

Theo đó, các khách thể chung của tội phạm gồm:

- Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, - Chế độ chính trị, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,

- Chế độ kinh tế,

- Trật tự, an toàn xã hội,

- Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,

- Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,

- Những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

So với các khách thể của tội phạm trong BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 quy định cụ thể và đầy đủ hơn. Ví dụ thay vì cụm "chế độ Nhà nước" chung như BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 quy định cụ thể là "Chế độ chính trị, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh". BLHS năm 1999 quy định

một nhóm quan hệ xã hội mới chưa được BLHS năm 1985 quy định là "quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức". Bên cạnh con người cá thể (cá nhân) thì "con người pháp lý" (pháp nhân) và các loại tổ chức hợp pháp khác cũng có các quyền, lợi ích được pháp luật bảo hộ và tội phạm cũng có thể xâm hại đến các quyền, lợi ích này. Vì vậy, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cần thiết phải được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, phải được coi là khách thể của tội phạm.

BLHS năm 1999 sử dụng yếu tố khách thể của tội phạm để sắp xếp, phân loại tội phạm hợp lý hơn BLHS năm 1985:

Bảng 2.2: Các khách thể được bảo vệ tương ứng với loại tội phạm trong BLHS năm 1999

STT Các khách thể của tội phạm trong Phần chung (Điều 8)

Các loại tội phạm tương ứng trong Phần các tội phạm

1

Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, quốc phòng, an ninh

Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 41 - 47)