Nguyên nhân hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng yếu tố khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 68)

7 Không xác định cụ thể

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng yếu tố khách thể của tội phạm

khách thể của tội phạm

Những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng yếu tố khách thể của tội phạm trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự đã nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

a. Nguyên nhân thứ nhất là do tình trạng chưa hoàn thiện của pháp luật về khách thể của tội phạm trong luật hình sự nước ta hiện nay

Như đã phân tích trong những phần trên, những thiếu sót cơ bản của BLHS năm 1999 liên quan đến vấn đề khách thể của tội phạm là: 1) Phần chung

Bộ luật phản ánh thiếu một nhóm quan hệ xã hội so với sự thể hiện của các khách thể loại ở Phần các tội phạm, đó là hòa bình và an ninh nhân loại [11, tr. 159]. 2) Bộ luật còn có sự thiếu thống nhất khi Phần chung quy định khách thể "tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân" còn Phần các tội phạm lại xác định khách thể đó là "tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người". 3) Bộ luật còn tồn tại quan điểm không chính xác về khách thể của tội phạm đối với "Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". 4) Bộ luật còn thiếu những mô tả cụ thể giúp xác định chính xác khách thể của tội phạm trong trường hợp các tội phạm có mặt khách quan biểu hiện giống nhau như các trường hợp: giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích; cố ý gây thương tích dẫn đến chết người với giết người. 5) Bộ luật có đánh giá không bình đẳng về yếu tố giới trong khách thể của một số tội phạm; v.v...

b. Nguyên nhân thứ hai là do đặc thù của yếu tố khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là một yếu tố trừu tượng, không hiện hữu, phản ánh trên thế giới vật chất như mặt khách quan của tội phạm; không phải cá thể sống, có căn cứ xác minh rõ ràng như yếu tố chủ thể của tội phạm; không bộc lộ qua diễn biến tâm lý, hành vi như yếu tố chủ quan của tội phạm. Chính vì đặc thù đó nên nhiều trường hợp xác định khách thể của tội phạm rất khó khăn và dẫn đến sai lầm.

c. Nguyên nhân thứ ba là do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và thiếu về số lượng của các cán bộ áp dụng pháp luật

Khách thể của tội phạm do các nhà lập pháp xây dựng sẵn trong CTTP, nhưng việc xác định khách thể tội phạm trong thực tiễn lại hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, nhận thức chủ quan của cán bộ áp dụng pháp luật. Nhận thức của đội ngũ cán bộ này về các quy định pháp luật chưa đúng đắn, đầy đủ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không chính xác. Tình trạng yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, có thái độ hành nghề

thiếu thận trọng, không tận tụy, mẫn cán của các cán bộ thực tiễn cũng dễ gây ra sai lầm trong xác định khách thể của tội phạm.

Bên cạnh tình trạng yếu, sự thiếu thốn về nhân lực của ngành tư pháp cũng gây ra những hạn chế nhất định trong áp dụng pháp luật.

Do nhiều Tòa án đang bị quá tải về công việc dẫn đến số lượng các vụ án tồn đọng nhiều vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mặt khác, do sức ép công việc (có nơi thẩm phán được giao giải quyết trung bình trên 10vụ/tháng) đã dẫn đến những sai sót không đáng có về nghiệp vụ [18].

d. Nguyên nhân thứ tư là do quan niệm xã hội hoặc sự phản ánh của thực tiễn dẫn đến nhận thức bảo thủ về khách thể của tội phạm

Ví dụ quan niệm của xã hội về vấn đề giới: trong truyền thống văn hóa phương Đông luôn có xu hướng coi phụ nữ là đối tượng duy nhất bị xâm hại về tình dục, là đối tượng thường bị phân biệt đối xử, bóc lột... Bên cạnh đó, thực tiễn cũng phản ánh nạn nhân của một số hành vi như xâm phạm tình dục, mua bán người, đối xử bất bình đẳng thường là phụ nữ. Chính điều đó gây ra nhận thức bảo thủ về khách thể của các tội phạm này. Nhận thức đó không chỉ ảnh hưởng đến việc xác định khách thể của tội phạm trong áp dụng pháp luật mà còn ảnh hưởng trong cả hoạt động xây dựng pháp luật.

đ. Nguyên nhân thứ năm là do việc hướng dẫn, tổng kết kinh nghiệm về áp dụng thống nhất quy định liên quan đến khách thể của tội phạm chưa được thường xuyên, kịp thời

Rõ ràng khách thể của tội phạm là yếu tố trừu tượng, có những khó khăn nhất định trong việc đánh giá, xác định; bản thân quy định pháp luật về về khách thể của tội phạm còn có những chỗ chưa cụ thể, thống nhất; quan niệm xã hội với nội dung pháp luật thực định vấn đề này còn có sự khác biệt, vậy nhưng cơ quan chức năng chưa có sự tổng kết, hướng dẫn kịp thời để việc áp dụng các quy định đó trở nên thuận tiện, chính xác và thống nhất hơn. Ví

dụ: BLHS năm 1999 đã nhập hai chương về các tội xâm phạm sở hữu ("Các tội xâm phạm quyền sở hữu xã hội chủ nghĩa " và "Các tội xâm phạm sở hữu công dân") vào một chương "Các tội xâm phạm sở hữu" là hoàn toàn hợp lý.Tuy nhiên do chưa có hướng dẫn quyền sở hữu đối với tài sản (khi nào được coi là tài sản của Nhà nước , khi nào được coi là tài sản của công dân , tổ chức) cho nên trong thực tiễn nhiều trường hợ p đã xác định sai khách thể bị xâm hại, dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự sai .

e. Nguyên nhân thứ sáu là do có sự bất cập của các quy định pháp luật phi hình sự có ý nghĩa là căn cứ để xác định khách thể của tội phạm

Liên quan đến quy định về tài sản trong Bộ luật dân sự. Trong thời đại phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, một loại "tài sản" mới đã phát sinh trong không gian mạng máy tính. Tuy là tài sản "ảo" nhưng chúng lại có giá trị thực, có thể đem lưu thông trên thị trường như các loại tài sản. Cùng với đó là sự xuất hiện các hành vi chiếm đoạt những tài sản này để vụ lợi và cũng có những thiệt hại cho xã hội do hành vi đó gây ra. Vậy nhưng, Bộ luật dân sự chưa thừa nhận "tài sản ảo" là một loại tài sản nên không có căn cứ để cơ quan áp dụng pháp luật xử lý về hình sự đối với những hành vi nói trên. Do đó, quan hệ sở hữu đối với tài sản ảo tuy có thật, có chứa đựng quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu, thực tế đã và đang bị tội phạm đe dọa nhưng không được sự bảo vệ của pháp luật hình sự.

Chương 3

Một phần của tài liệu Khách thể của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)