Phương pháp quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 37)

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN

2.6 Phương pháp quản lý rủi ro

Tùy thuộc vào nội dung yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý rủi ro mà sử dụng các phương pháp quản lý rủi ro khác nhau. Việc vận dụng các phương

pháp nào và hiệu quả của việc vận dụng đến đâu lại phụ thuộc vào trình độ và khả năng của cán bộ thực hiện. Khi xem xét về các phương pháp quản lý rủi ro

dự án có thể chia thành phương pháp sau:

Phương pháp định tính: Ở phương pháp này ngân hàng sẽ sử dụng các tài liệu mà khách hàng cung cấp, các tài liệu liên quan mà ngân hàng thu thập được cùng với kinh nghiệm của các CBTD dự án. Từ đó các cán bộ sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, xem xét khả năng chống chọi với các rủi ro của dự án để đánh giá dự án khả thi hay không từ đó đưa ra quyết định cho vay. Phương pháp này thường được sử dụng với những rủi ro mà ngân hàng khó lượng hóa như các rủi ro liên quan đển cơ chế chính sách, các rủi ro thị trường, rủi ro trong kinh tế vĩ mô…

Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng ở ngân hàng chính là phương pháp phân tích độ nhạy, so với phương pháp định tính thì phương pháp này sẽ giúp cho CBTD có thể lượng hóa được các rủi ro xảy ra từ đó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro để có biện pháp quản lý, trong đó các chỉ tiêu mà ngân hàng sử dụng để đánh giá rủi ro là thời gian hoàn vốn nội bộ (T), giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ lãi mà dự án đem lại (IRR).

Phương pháp theo trình tự: phương pháp này sẽ đi đánh giá rủi ro của dự án theo trình tự của quy trình thẩm định, từ chi tiết đến tổng hợp mà trước hết là xác định các rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sau đó sẽ tổng hợp lại các rủi ro đã xác định trong các bước thẩm định để xem các rủi ro được đánh giá đảm

bảo tính chính xác hay chưa, và rà soát lại để đảm bảo các rủi ro đã được xác định đầy đủ.

Phương pháp dự báo: Phương pháp này sẽ sử dụng các số liệu điều tra thống kê, vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.

Tùy thuộc vào từng dự án cụ thế mà các CBTD có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro, nhưng nhìn chung các rủi ro xảy ra đối với một dự án bất kì thường rất lớn, do đó nếu chỉ sử dụng một phương pháp để đánh giá sẽ dẫn đến việc có nhiều rủi ro không thể xác định được làm ảnh hưởng xấu đến dự án dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho ngân hàng gây thiệt hại về tài chính cũng như sự tăng trưởng của ngân hàng do đó khi quản lý rủi ro của các dự án, các CBTD của ngân hàng thường sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để có thể quản lý rủi ro một cách tốt nhất, chính xác nhất, từ đó đưa ra biện pháp quản lý rủi ro thích hợp.

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro dự án đầutư vay vốn tại NHTM tư vay vốn tại NHTM

2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Đội ngũ cán bộ tín dụng

Trong công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng, đội ngũ CBTD là người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng công tác quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, CBTD phải có khả năng đánh giá tổng hợp và nhạy bén với các yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý rủi ro; có kỹ năng ứng

dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá rủi ro dự án đầu tư. Sự hiểu biết và toàn bộ những kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội mà người CBTD có được đều phải thông qua đào tạo hay sự bồi dưỡng kiến thức mà có; kinh nghiệm, kỹ năng là những gì tích luỹ được thông qua hoạt động thực tiễn; năng lực là khả năng nắm bắt, xử lý công việc trên cơ sở các tri thức, kiến thức đã được tích luỹ. Bên cạnh đó CBTD phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức tốt của CBTD là điều kiện để đảm bảo cho chất lượng công tác quản lý rủi ro và ngược lại, người cán bộ không có kỷ luật, đạo đức không tốt sẽ phá hỏng mọi việc, không đánh giá đúng được tính khả thi của dự án.

Quy trình và phương pháp quản lý rủi ro

Phương pháp mà ngân hàng sử dụng để quản lý rủi ro là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác quản lý dự án. Với nguồn thông tin đã có được, vấn đề đặt ra với ngân hàng là làm thế nào? Lựa chọn phương pháp nào, chỉ tiêu nào để đánh giá, phân tích rủi ro của dự án có hiệu quả tốt nhất. Mỗi dự án có một đặc trưng nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng cần phải áp dụng và tính toán tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá rủi ro. Khi quản lý rủi ro trước khi cho vay, việc sử dụng phương pháp nào, chỉ tiêu nào để đánh giá rủi ro phụ thuộc vào quyết định của mỗi ngân hàng. Với mỗi dự án, phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp nhất nhưng chưa chắc chắn rằng phương pháp đấy là hiện đại nhất. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, những phương pháp đánh

giá rủi ro của dự án hiện đại đã giúp cho việc phân tích, đánh giá rủi ro được toàn diện, chính xác và hiệu quả hơn. Song điều quan trọng là ngân hàng phải biết áp dụng đồng bộ các chỉ tiêu đảm bảo tính toàn diện và cũng phải lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất phù hợp với tình hình thực tế của ngành, dự án cũng như

khả năng điều kiện cụ thể của ngân hàng.

Chất lượng thẩm định các nội dung khác

Khi xem xét để cho vay một dự án đầu tư, bên cạnh việc thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án, ngân hàng còn phải thẩm định tất cả các khía cạnh của dự án như thẩm định thị trường, yếu tố đầu vào, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính.. của dự án. Việc thẩm định yếu tố kỹ thuật của dự án giúp cho ngân hàng nhận diện được rủi ro về kỹ thuật, thẩm định thị trường và các yếu tố đầu vào nhằm nhận diện được rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán của dự án. Thẩm định tài chính của dự án để trong điều kiện các yếu tố của dự án không thay đổi để làm cơ sở so sánh với các kết quả tính toán khi các yếu tố của dự án có sự thay đổi, từ đó xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào nhất và có phương án phòng kiểm soát rủi ro. Qua việc phân tích trên, ta có thể thấy chất lượng quản lý rủi ro dự án vay vốn còn phụ thuộc vào chất lượng thẩm định các nội dung khác, việc thẩm định các nội dung khác không đầy đủ và thiếu sự chính xác sẽ không có đủ cơ sở và dự liệu để quản lý rủi ro của dự án một cách đầy đủ và chính xác.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro là rất quan trọng đối với các ngân hàng. Ví dụ, các thông tin liên quan đến dự án Vật liệu xây dựng như thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu; giá cả thực tế của các yếu tố đầu vào, các chỉ tiêu đánh giá hịêu quả sử dụng vốn của dự án vật liệu xây dựng ở các nước phát triển; xu hướng biến động của các yếu tố bất ổn định ở Việt Nam và trên thế giới sẽ giúp công tác phân tích đánh giá rủi ro dự án đạt chất lượng tốt hơn, các kết luận mang tính đúng đắn cao, phù hợp với tình hình thực tế hơn. Vấn đề đặt ra là cần phải thiết lập hệ thống thông tin nhằm thu thập, phân loại, xử lý và đánh giá được tính đúng đắn của từng loại thông tin. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, CBTD cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngược) để phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận về rủi ro dự án đầu tư một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của dự án. Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài.

2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

Chủ đầu tư

Công tác quản lý rủi ro dự án bao gồm phân tích rủi ro dự án trước khi cho vay phần lớn dựa vào các thông tin mà chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng. Các thông tin và chủ đầu tư cung cấp cho ngân hàng đầy đủ và chính xác sẽ giúp

cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí để thu thập và xử lý thông tin, từ đó công tác đánh giá rủi ro được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Môi trường pháp lý

Việc quản lý rủi ro dự án của ngân hàng phải tuân theo các văn bản pháp luật và các quy phạm, sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước. Môi trường pháp lý ổn định, thông thoáng, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho CBTD thu thập và xử lý thông tin trong quá trình quản lý rủi ro. Ngược lại nếu như các văn bản pháp luật, các quy phạm chồng chéo và mâu thuẫn sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác trên.

Môi trường kinh tế- xã hội

Sự ổn định của chính trị và kinh tế trong nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Môi trường kinh tế xã hội ổn định, hệ thống pháp luật phát triển toàn diện và đồng bộ thì thông tin trên thị trường càng minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu thập và xử lý thông tin để quản lý rủi ro. Trái lại, nếu nền kinh tế bất ổn định, sẽ gây ra hiện tượng các thông tin trên thị trường không chính xác phản ánh sai lệch mối quan hệ cung cầu, giá cả thị trường điều đó dẫn tới việc phân tích rủi ro của dự án không chính xác cũng như ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới công tác quản lý rủi ro.

2.4 Mô hình tổ chức quản lý rủi ro

Mô hình quản lý rủi ro dự án đầu tư ở NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Hồng Hà nói riêng sử dụng phương thức kiểm soát rủi ro phi tập

trung trong đó, trách nhiệm chính của việc theo dõi và kiểm soát các rủi ro do các đơn vị cấp chi nhánh thực hiện. ở mỗi chi nhánh, các bộ phận kiểm soát rủi ro báo cáo trực tiếp cho lãnh đạo của chi nhánh đó.

Sơ đồ 4 : Mô hình tổ chức quản lý rủi ro dự án đầu tư của chi nhánh Figure 4.2 Organizing risk management of investment projects of the branch

( Nguồn : Sổ tay tín dụng – NHNo&PTNT Việt Nam) Mô hình này được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản sau:

Thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của phòng Hội đồng QLRR cấp Trung

ương

QLRR cấp Trung ương

Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có

Nguồn vốn

Thiết kế, xây dựng, duy trì các phương pháp và công cụ QLRR

Hội đồng QLRR chi nhánh Hồng Hà Giám đốc chi nhánh Phòng kế hoạch kinh doanh Trưởng phòng kế hoạch

kinh doanh Trưởng phòng kế toán ngân quỹ Trưởng phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Dự án đầu tư Giám sát Phân tích, thẩm định Giám sát Phòng điện toán Phòng kế toán, ngân quỹ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Một là, thiết lập một cơ cấu hội đồng QLRR để quản lý và kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động của trung ương, được hỗ trợ bởi một bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro độc lập ở cấp trung ương.Hội đồng QLRR ở cấp trung ương chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, xây dựng, duy trì các phương pháp và công cụ QLRR cho các ngân hàng cấp chi nhánh. Kiểm tra giám sát tình hình thực

hiện cho vay các dự án ở cấp chi nhánh

Hai là, bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp trung ương tập trung vào những vấn đề chiến lược trong khi, các bộ phận QLRR ở chi nhánh tập trung vào các vấn đề chiến thuật. Hội đồng quản lý rủi ro cấp trung ương thiết lập các văn bản hướng dẫn trong quy định quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư để ban QLRR

chi nhánh Hồng Hà tập trung thực hiện

Ba là, bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp trung ương hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh (người chấp nhận rủi ro) và quản lý tất cả các loại rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đó.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ đề cấp đến khía cạnh quản lý rủi ro ở cấp chi nhánh.

Hội đồng quản lý rủi ro dự án đầu tư ở chi nhánh Hồng Hà bao gồm giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý chung tình hình quản lý rủi ro đối với dự án.

Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, trưởng phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, trưởng phòng kế toán ngân quỹ trực tiếp quản lý hoạt động quản lý rủi ro ở phòng mình.

Các cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh đóng vai trò chính trong việc quản lý rủi ro dự án thể hiện ở quá trình phân tích thẩm định, giám sát cho vay dự án, các cán bộ thuộc phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng kế toán ngân quỹ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, kiểm tra các khoản vay, và thực hiện các biện pháp đảm bảo khoản vay.

Tuy nhiên Quá trình quản lý, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro phải được thực hiện một cách độc lập giữa các phòng ban. Các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng QLRR phải hoàn toàn tách riêng và độc lập với các bộ phận mà có thể có các lợi ích xung đột với họ, nhằm tránh sự thông đồng giữa các phòng, các cá nhân với nhau, hoặc tìm ra những điểm mâu thuẫn trong quá trình quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư.

2.5 Nội dung quản lý rủi ro dự án đầu tư

2.5.1 Quản lý rủi ro trước khi cho vay dự án đầu tư

Rủi ro là yếu tố bất biến, không lường trước được, nó xuất hiện mọi lúc mọi nơi, xuất phát từ nhiều yếu tố, vì vậy muốn việc đánh giá và quản lý rủi ro có hiệu quả nên quản lý rủi ro ở các yếu tố có khả năng xuất hiện rủi ro. Để giảm thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án

đầu tư, các CBTD đã tiến hành phân tích, đánh giá các mặt sau :

 Một số rủi ro về chủ đầu tư

+ Rủi ro về năng lực pháp lý

+ Rủi ro về năng lực quản lý điều hành + Rủi ro về năng lực tài chính

Đánh giá rủi ro trong một dự án đầu tư để đưa ra kết luận về tính khả thi. Khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án đầu tư. Đó

là:

+ Rủi ro về cơ chế chính sách + Rủi ro xây dựng, hoàn tất

+ Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w