Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 107)

4 TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ

4.3.2 Nguyên nhân

 Nguyên nhân từ phía dự án

Trong số các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại chi nhánh thì nguyên nhân xuất phát từ chính dự án là quan trọng nhất.

Nhiều dự án có hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, giá thành sản xuất cao, dự án kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên chi phí sử

dụng vốn cao dẫn đến gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn của ngân hàng.

Dự án sử dụng vốn vay sai mục đích. Đây là một trong những hiện tượng khá phổ biến. Dự án vay tiền để thực hiện hạng mục A nhưng lại đem vốn vay để thực hiện đầu tư vào hạng mục B. Việc dự án cố ý sử dụng vốn vay sai

mục đích có thể gây ra nhiều nguy cơ tổn thất cho ngân hàng.

Tình hình tài chính của dự án và của chủ đầu tư không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá tính khả thi của dự án cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp tiến hành dự án. Khi xét duyệt cho vay, việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và tài chính dự án chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của dự án và của doanh nghiệp do doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính và phương án tài chính của dự án không trung thực. Nhiều dự án khi vay người lập dự án đã cố vẽ ra những viễn cảnh và những con số đẹp để dự án có NPV>0, nhưng thực tế lại rất khác như vậy, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp tiến hành dự án khi gửi cho ngân hàng đều có

kết quả kinh doanh lãi, tuy nhiên thực chất lại là lỗ.

Hoạt động quản lý kinh doanh của nhiều dự án còn kém, những dự đoán ban đầu của dự án về thị trường đầu vào, thị trường đầu ra không sát với thực tế.

Khả năng điều hành dự án của chủ đầu tư không tốt dẫn đến những sai sót. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì với mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn dự án đầu tư là dự án có thể được ngân hàng xem xét cho vay, đồng thời nhận tài sản hình thành từ vốn vay

làm tài sản đảm bảo. Với một tỷ lệ rất thấp như vậy nên đã nảy sinh tâm lý chủ quan, ỷ lại từ phía dự án. Nhiều dự án khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chưa nỗ lực tìm biện pháp để tháo gỡ, mà thường trông chờ, ỷ lại vào ngân hàng. Bởi theo họ, với mức vốn tự có là 15% chiếm trong tổng giá trị dự án, một tỷ lệ rất nhỏ so với tỷ lệ vốn của ngân hàng đã tham gia vào nên nếu như dự án không hiệu quả thì trước hết, bên bị thiệt hại nhiều hơn là ngân hàng chứ không phải là họ. Đặc biệt đối với các dự án có giá trị lớn, thời gian thực hiện dài, việc theo, quản lý tài sản thường phức tạp nên mức độ rủi ro lại càng gia tăng. Có dự án kém hiệu quả gây ứ đọng vốn vài chục tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, một số, một số chủ đầu tư còn khai thác sự thông thoáng trên để lừa đảo. Thủ đoạn mà họ thường sử dụng là lợi dụng sơ hở của ngân hàng trong quản lý, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay, nhất là đối với vật tư, hàng hóa tham gia vào dự án để nâng khống số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa lên gấp nhiều lần so với thực tế với mục đích rút hết phần vốn của họ , thậm chí rút sang cả phần vốn của ngân hàng đã đầu tư ra khỏi dự án nhằm chiếm đoạt. Hậu quả là không những dự án kém chất lượng hoặc không hoàn thành, không phát huy tác dụng mà giá trị đích thực của chúng, tức tài sản hình thành từ vốn vay cũng giảm đi rất nhiều. Dự án dẫn đến thua lỗ, phá sản là điều tất yếu.

 Nguyên nhân từ phía Nhà nước

– Có sự chồng chéo giữa cho vay thương mại và cho vay theo chỉ định của Nhà nước, kế hoạch Nhà nước, ưu đãi.

Nguyên nhân này gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc hạn chế rủi ro các dự án đầu tư. Thực tế cho thấy, hiện nay ở hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh nói chung và chi nhánh Hồng Hà nói riêng vẫn còn hình thức cho vay theo chỉ định của Chính phủ, kế hoạch nhà nước, ODA, ưu đãi. Không ít dự án không khả thi, mạo hiểm, phương diện tài chính yếu kém mà Chi nhánh vẫn phải chấp nhận cho vay. Chính sự chồng chéo này, chính từ việc cho vay ưu đãi với cơ chế xin cho đã tác động tới các chủ đầu tư.

– Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ.

Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và đang trong quá trình hoàn thiện, đặc biệt là luật Các tổ chức tín dụng, các quy định về tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo,…còn khá nhiều bất cập, chồng chéo. Tại Việt Nam đang còn thiếu đang còn thiếu một cơ chế công bố thông tin đầy đủ đối với doanh nghiệp và khách hàng. Hệ thống kế toán, kiểm toán không theo chuẩn mực quốc tế cũng là một trở ngại lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và kiểm tra, giám sát.

– Ngân hàng nhà nước chậm trễ hình thành trung tâm thông tin phòng chống rủi ro , trao đổi kinh nghiệm phòng chống rủi ro.

Với vai trò là cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, là cơ quan đầu mối trong việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguồn thông tin trên toàn quốc và thậm chí trên toàn thế giới về các khách hàng tín dụng với tình hình quan hệ tín dụng với các ngân hàng, về tình hình tài chính, về tình hình pháp lý, tài sản đảm bảo, về các gian lận tín dụng, lừa đảo đã xảy ra, về cảnh báo

rủi ro tín dụng… Tuy nhiên hệ thống thông tin tín dụng này cũng mới ở giai đoạn đầu, còn những khó khăn tồn tại, chất lượng thông tin chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhậy, kịp thời, chính xác nên vẫn chưa trở thành nguồn

thông tin đáng tin cậy cho hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng.

 Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng

Những nguyên nhân làm kìm hãm hiệu quả của các biện pháp hạn chế rủi ro các dự án đầu tư xuất phát từ chính bản thân ngân hàng là nguyên nhân rất

quan trọng.

- Trong một thời gian dài Hội sở chính luôn giao mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho các chi nhánh ở mức cao với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao đã gây ra một áp lực lớn cho Chi nhánh dẫn đến việc các Chi nhánh đã chấp nhận những khoản tín dụng có chất lượng thấp để đạt chỉ tiêu.

- Một bộ phận cán bộ của Ngân hàng bị đồng tiền và cơ chế thị trường cám dỗ, mất đi đạo đức nghề nghiệp, móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẽ hở để

làm giàu bất hợp pháp.

- Một thời gian dài cơ chế chính sách còn lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm.

– Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ còn nhiều bất cập trong phân tích các thông tin kinh tế xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay, nhận diện

gian lận.

- Việc bám sát doanh nghiệp của các CBTD còn nhiều hạn chế, không nắm sát được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, xảy ra rủi ro mới phát hiện.

- Chi nhánh đôi khi còn chủ quan chưa nhận thức đúng khó khăn diễn biến phức tạp của thị trường như: rủi ro về lãi suất, rủi ro tỷ giá ngoại hối, biến

động về đồng nội tệ và ngoại tệ trong những năm gần đây.

- Công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh còn nhiều hạn chế thiếu phân tích, dự báo nên bị động trong điều hành cũng tạo ra khó khăn nhất định trong

quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

- Chưa có công cụ kỹ thuật hỗ trợ phân tích đo lường lượng hóa cụ thể các loại rủi ro để có biện pháp cụ thể hạn chế bớt rủi ro nhằm đảm bảo thực hiện

mục tiêu lợi nhuận.

KẾT LUẬN: với thực trạng phát triển kinh tế đất nước, định huớng kinh doanh của chi nhánh, đã xác định đối tượng DNVVN là khách hàng chủ đạo. Tuy nhiên, NHNo lại chưa có định huớng quy trình, mô hình quản lý rủi ro dành riêng cho đối tượng khách hàng này. Mặt khác, việc tuân thủ quy trình quản lý rủi ro như theo sổ tay tín dụng cũng chưa nghiêm túc, chưa xây dựng được hệ thống đánh giá rủi ro hoàn chỉnh và những khó khăn khác về con nguời, cơ sở vật chất và điều kiện khách quan… đã ảnh huởng lớn đến chất lượng quản lý rủi ro dự án của các DNVVN của chi nhánh. Phần 5 sẽ trình bày những giải pháp, kiến nghị để từng bước hoàn thiện quy trình và nâng cao chất lượng quản lý rủi do dự án đầu tư của các DNVVN vay vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà.

5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM – CHI NHÁNH HỒNG HÀ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w