4 TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
4.3.2 Những tồn tại
Bên cạnh những thành quả đạt được trên nhiều khía cạnh, công tác quản lý rủi ro dự án vay vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà cũng tồn tại một
số hạn chế cần được khắc phục.
- Quản lý rủi ro còn ở mức độ thấp, chưa đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể là nợ quá hạn tuy đã giảm liên tục qua các năm song vẫn còn cao.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng còn chưa phù hợp, chưa đổimới, các khâu trong quá trình cho vay (gồm: đề xuất – phân tích – phê duyệt – giải
ngân – quản lý sau cho vay) còn chưa tách bạch rõ ràng.
- Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, quy trình quản lý rủi ro các dự ánđầu tư chưa hiệu quả. Quản lý rủi ro các dự án đầu tư được cho vay vốn là việc sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chất lượng dự án, hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động của dự án, giảm thiểu sự tổn thất không để ngân hàng không thu hồi được nợ.
- Nội dung đánh giá rủi ro trước khi cho vay chưa đầy đủ còn nhiều điểm bất cập. Hiện tại, việc đánh giá rủi ro trước khi cho vay tại chi nhánh chủ yếu dựa
trên các trên cơ sở hồ sơ dự án của DN việc tham khảo, đi thực tế để đối chứng, kiểm tra còn thiếu. Nội dung đánh giá các khía cạnh còn thiếu và nhiều khi không chính xác. Quá trình đánh giá rủi ro hầu như chỉ tập trung đánh giá khía
cạnh tài chính cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư, các nội dung khác mới chỉ được đánh giá một cách chung chung, sơ sài, không được quan tâm một cách
đúng mức.
- Phương pháp quản lý rủi ro còn đơn giản, truyền thống, hệ thống hỗ trợ đo lường rủi ro còn yếu kém. Hiện nay, đối với các dự án đầu tư Chi nhánh đang áp dụng hai công cụ để đánh giá rủi ro chủ yếu là: đánh giá dựa vào phương pháp
định tính và phương pháp cho điểm.
- Hệ thống thông tin không đầy đủ, không kịp thời, không có tính hệ thống và thiếu chính xác. Việc cung cấp thông tin phục vụ quản lý rủi ro các dự án đầu
tư hiện nay tại Chi nhánh còn nhiều bất cập. Đó là chưa có quy định rõ ràng về việc khai thác, xử lý, sử dụng, lưu trữ thông tin. Việc tìm kiếm các thông tin
phục vụ công tác tín dụng nói chung và phục vụ công tác hạn chế rủi ro đối với các dự án đầu tư nói riêng thực hiện còn mang tính chắp vá, không thường xuyên.
- Hiệu quả của hoạt động kiểm tra giám sát dự án và hiệu lực của hệ thống kiểm tra nội bộ chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn do tính độc lập của hệ thống này chưa được đảm bảo, hoạt động chưa thường xuyên.CBTD, đặc biệt là cán bộ mới vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, giám sát sau khi cho các dự án vay vốn nên vẫn chưa chủ động trong việc lập kế hoạch
cũng như tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động của dự án vay vốn. CBTD chưa có biện pháp hữu hiệu và quyết liệt, năng lực kiểm tra giám sát tình hình tài chính của CBTD đối với doanh nghiệp còn hạn chế, kết quả kiểm tra thường chỉ
dừng lại ở mức ghi nhận khó khăn của doanh nghiệp chứ chưa đưa ra được giải pháp nào thuyết phục.