Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hồng Hà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 113)

4 TỔNG QUAN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ

5.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hồng Hà

Ngân hàng NN&PTNT Hồng Hà

5.1.1 Xây dựng định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hồng Hà

Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho tam nông, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70% tổng dư nợ.

Trong định hướng phát triển, chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Hồng Hà xác định tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng mục tiêu, là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, bên cạnh đó, đa dạng hoá sang các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Thực hiện quản lý vốn, áp dụng các hình thức huy động vốn có sức hấp dẫn đối với khách hàng, đặc biệt là thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Nâng cao năng

lực quản lý tín dụng, đánh giá, phân tích thực trạng các khoản cho vay, đầu tư trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn vốn; cơ cấu lại các khoản nợ, tăng cường công tác quản lý rủi ro, xử lý nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của CBTD.

Mục tiêu chung của hoạt động tín dụng là tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu vốn giải ngân cho các dự án đã ký hợp đồng tín dụng; Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước về điều hành chính sách tiền tệ, đầu tư tín dụng theo đúng định hướng và kế hoạch của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam.

Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Ổn định tổ chức, duy trì, phát triển mạng lưới kinh doanh. Phấn đấu thành lập thêm 01 đến 02 phòng giao dịch/năm.

- Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Trung ương giao.

- Nguồn vốn huy động: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, chi nhánh phấn đấu đạt nguồn vốn huy động mỗi năm tăng khoảng 10% so với năm trước, trong đó, tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng nhiều nhất, trên 60% tổng nguồn vốn.

- Nợ xấu: Phấn đấu nợ xấu ở mức 3% tổng dư nợ năm. Triển khai các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu không để tăng

thêm nợ xấu, nợ tồn đọng về số tuyệt đối.

5.1.2 Các giải pháp điều hành hoạt động tín dụng

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải thấp hơn so với

tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.

- Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Thông tư số 14/2010/TT-NNNN ngày 14/6/2010 hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP và Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý; Thực hiện đầu tư có chọn lọc, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trước hết là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân…ở nông thôn nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn; Tăng tỷ lệ dư nợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm khoảng 70% dư nợ. Thực hiện giải

- Chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu lương thực…từ các nguồn vốn cho vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước.

- Tiếp tục có các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện việc đánh giá, phân tích chất lượng tín dụng; Kiên quyết thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã đầu tư nhưng chưa đủ thủ tục, vi phạm quy trình, chế độ được phát hiện sau

khi kiểm tra, thanh tra.

- Thực hiện nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng thông qua đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w