Quy trình quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 28)

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN

2.2.4. Quy trình quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong suốt vòng đời của dự án. Quản lý rủi ro là việc chủ động kiểm soát các sự kiện trong tương lai dựa trên kết quả dự báo trước các sự kiện xảy ra mà không phải là sự phản ứng thụ động. Như vậy một chương trình quản lý rủi ro hiệu quả không những là giảm bớt sai sót mà còn làm giảm mức độ ảnh hưởng của những sai sót đến việc thực hiện các mục tiêu dự án. Phát hiện rủi ro Đánh giá rủi ro Quản trị rủi ro Hạn chế rủi ro Tự bảo hiểm Phong toả rủi ro Chuyển giao rủi ro Tránh rủi ro

Sơ đồ 1: Quy trình quản lý rủi ro chung

Figure 2.1. Process of risk management

 Nhận diện rủi ro:

Là quá trình phân tích đánh giá, nhận dạng lĩnh vực rủi ro, các loại rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến dự án, trong vòng đời của dự án cần nhận dạng các rủi ro do môi trường bên ngoài và nội tại có thể gây ra, mỗi giai đoạn có rủi ro khác nhau, vì vậy nhận dạng rủi ro không phải là công việc chỉ diễn ra một lần mà là

quá trình thực hiện thường xuyên trong suốt vòng đời dự án. Ngân hàng có thể thu thập thông tin để phát hiện rủi ro từ :

- Từ việc phỏng vấn khách hàng, kiểm tra, thẩm định tài sản hay dự án xin vay vốn

- Từ hồ sơ xin vay vốn của khách hàng.

- Từ các tổ chức tín dụng mà khách hàng có quan hệ tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế…

 Đo lường hoặc đánh giá rủi ro

Sau khi đã nhận diện được rủi ro ta tiến hành phân tích đánh giá mức độ rủi ro để xem rủi ro tác động đến những bộ phận nào và ảnh hưởng của nó đến từng bộ phận từ đó có những giải pháp và biện pháp hạn chế rủi ro. Để lượng hóa

các rủi ro ta có thể sử dụng một số mô hình sau :

1) Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C

- Tư cách người vay ( character ) : đánh giá chất lượng tín dụng dựa vào tư cách đạo đức, tư cách pháp nhân, thiện chí của người vay trong việc vay vốn đầu tư vào dự án. Ở mục này các CBTD phải làm rõ mục đích vay vốn của khách hàng. Mực đích vay vốn có hợp với chính sách tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng hiện nay hay không. Đồng thời xem xét tư cách khách hàng : lịch sử quan hệ tín dụng, trả nợ của khách hàng. Trước khi tiến hành cho vay vốn CBTD cần xem xét kỹ khách hàng có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nếu phát hiện khách hàng có hành vi lừa đảo thì CBTD phải từ chối cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng.

đầu tư là từ đâu : từ doanh thu thu được hay từ bán hàng thanh lý hay từ đầu tư vào công ty con, công ty liên kết. Sau đó phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư, tuy nhiên khi xem xét khả năng trả nợ của dự án đầu tư nên xem xét về nguồn vốn thu được từ doanh thu bán hàng vì đây là nguồn vốn thường xuyên,

ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ.

- Năng lực của người vay ( Capacity ) : tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia, đối với cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự : cá nhân phải đủ 18 tuổi, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp mới được phép ký kết hợp đồng.

- Tài sản đảm bảo ( Collateral ) : tài sản đảm bảo thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay đối với ngân hàng, khi dự án đầu tư không có khả năng trả nợ thì tài sản đảm bảo sẽ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tài sản đảm bảo không những chỉ là vốn tự có của khách hàng vay vốn mà chính là tài

sản từ vốn vay để thế chấp cầm đồ.

- Các điều kiện ( Conditions ) : Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW quy định theo từng thời kỳ. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho dân nhập cư được vay vốn

mua nhà với lãi suất 1%/ năm.

- Kiểm soát ( Control ) : ngân hàng cần tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay. Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay

không từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro tín dụng.

2) Mô hình điểm số Z

Dùng để cho điểm tín dụng các doanh nghiệp vay vốn, đại lượng Z được dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào : trị số các chỉ số tài chính của người vay.

Mô hình như sau :

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó,

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của tổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Tuy nhiên mô hình này cũng có nhược điểm đó là chỉ phân biệt khách hàng vỡ nợ hay

không vỡ nợ nhưng thực tế vỡ nợ lại được chia theo nhiều mức độ khác nhau.

 Kiểm soát rủi ro

Sau khi đã nhận diện, đánh giá được mức độ rủi ro các ngân hàng nên đưa ra các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro

- Tránh rủi ro : là loại bỏ khả năng bị thịệt hại, là việc không chấp nhận các dự án có mức độ rủi ro quá lớn, ngân hàng không nên cho vay với các dự án được đánh giá có mức độ rủi ro cao, dự án không có tính khả thi

- Hạn chế rủi ro : là đưa ra các biện pháp để rủi ro xảy ra ít nhất hoặc nếu có xảy ra thì rủi ro ít. Ví dụ : việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới là một biện pháp nhiều người áp dụng để hạn chế rủi ro, nếu rủi ro có xảy ra thì

cũng được bồi thường.

- Tự bảo hiểm : là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tự nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự, đủ để dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó xảy ra. Ví dụ : chúng ta thiết lập một quỹ dự phòng để đề phòng lúc gặp

rủi ro không may: tai nạn giao thông…

- Phong tỏa rủi ro : là đề ra các biện pháp khống chế rủi ro xảy ra hoặc rủi ro xảy ra nhưng thiệt hại ít nhất

- Chuyển giao rủi ro : là chuyển giao rủi ro cho người khác, đồng nghĩa với việc chuyển giao may mắn cho người khác. Ví dụ như việc các công ty hợp tác để làm dự án, mỗi thành viên góp vốn được hưởng lợi nhuận theo phần vốn mình thực góp, mặt khác rủi ro luôn luôn song hành trong quá trình dự án đang diễn ra, việc góp vốn phần nào san sẻ rủi ro, chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm dẫn

đến dự án làm ăn có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w