Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 39)

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN

2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Đội ngũ cán bộ tín dụng

Trong công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng, đội ngũ CBTD là người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng công tác quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, CBTD phải có khả năng đánh giá tổng hợp và nhạy bén với các yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý rủi ro; có kỹ năng ứng

dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá rủi ro dự án đầu tư. Sự hiểu biết và toàn bộ những kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội mà người CBTD có được đều phải thông qua đào tạo hay sự bồi dưỡng kiến thức mà có; kinh nghiệm, kỹ năng là những gì tích luỹ được thông qua hoạt động thực tiễn; năng lực là khả năng nắm bắt, xử lý công việc trên cơ sở các tri thức, kiến thức đã được tích luỹ. Bên cạnh đó CBTD phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức tốt của CBTD là điều kiện để đảm bảo cho chất lượng công tác quản lý rủi ro và ngược lại, người cán bộ không có kỷ luật, đạo đức không tốt sẽ phá hỏng mọi việc, không đánh giá đúng được tính khả thi của dự án.

Quy trình và phương pháp quản lý rủi ro

Phương pháp mà ngân hàng sử dụng để quản lý rủi ro là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác quản lý dự án. Với nguồn thông tin đã có được, vấn đề đặt ra với ngân hàng là làm thế nào? Lựa chọn phương pháp nào, chỉ tiêu nào để đánh giá, phân tích rủi ro của dự án có hiệu quả tốt nhất. Mỗi dự án có một đặc trưng nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng cần phải áp dụng và tính toán tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá rủi ro. Khi quản lý rủi ro trước khi cho vay, việc sử dụng phương pháp nào, chỉ tiêu nào để đánh giá rủi ro phụ thuộc vào quyết định của mỗi ngân hàng. Với mỗi dự án, phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp nhất nhưng chưa chắc chắn rằng phương pháp đấy là hiện đại nhất. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, những phương pháp đánh

giá rủi ro của dự án hiện đại đã giúp cho việc phân tích, đánh giá rủi ro được toàn diện, chính xác và hiệu quả hơn. Song điều quan trọng là ngân hàng phải biết áp dụng đồng bộ các chỉ tiêu đảm bảo tính toàn diện và cũng phải lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất phù hợp với tình hình thực tế của ngành, dự án cũng như

khả năng điều kiện cụ thể của ngân hàng.

Chất lượng thẩm định các nội dung khác

Khi xem xét để cho vay một dự án đầu tư, bên cạnh việc thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án, ngân hàng còn phải thẩm định tất cả các khía cạnh của dự án như thẩm định thị trường, yếu tố đầu vào, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính.. của dự án. Việc thẩm định yếu tố kỹ thuật của dự án giúp cho ngân hàng nhận diện được rủi ro về kỹ thuật, thẩm định thị trường và các yếu tố đầu vào nhằm nhận diện được rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán của dự án. Thẩm định tài chính của dự án để trong điều kiện các yếu tố của dự án không thay đổi để làm cơ sở so sánh với các kết quả tính toán khi các yếu tố của dự án có sự thay đổi, từ đó xác định được dự án nhạy cảm với yếu tố nào nhất và có phương án phòng kiểm soát rủi ro. Qua việc phân tích trên, ta có thể thấy chất lượng quản lý rủi ro dự án vay vốn còn phụ thuộc vào chất lượng thẩm định các nội dung khác, việc thẩm định các nội dung khác không đầy đủ và thiếu sự chính xác sẽ không có đủ cơ sở và dự liệu để quản lý rủi ro của dự án một cách đầy đủ và chính xác.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro là rất quan trọng đối với các ngân hàng. Ví dụ, các thông tin liên quan đến dự án Vật liệu xây dựng như thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu; giá cả thực tế của các yếu tố đầu vào, các chỉ tiêu đánh giá hịêu quả sử dụng vốn của dự án vật liệu xây dựng ở các nước phát triển; xu hướng biến động của các yếu tố bất ổn định ở Việt Nam và trên thế giới sẽ giúp công tác phân tích đánh giá rủi ro dự án đạt chất lượng tốt hơn, các kết luận mang tính đúng đắn cao, phù hợp với tình hình thực tế hơn. Vấn đề đặt ra là cần phải thiết lập hệ thống thông tin nhằm thu thập, phân loại, xử lý và đánh giá được tính đúng đắn của từng loại thông tin. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, CBTD cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngược) để phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận về rủi ro dự án đầu tư một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của dự án. Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w