- NET IT phải luôn nằm trong trạng thá
e. Chính sách xúc tiến thương mạ
3.2.1. Định hướng phát triển của ngành
Thị trường bán lẻ điện máy của Việt Nam vẫn đầy sức hút nhờ quy mô thị trường và số lượng người tiêu dùng. Đó là nhận định của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ) trong báo cáo nghiên cứu về “Dự báo thị trường bán lẻ điện máy của Việt Nam đến năm 2014.” Dự báo, từ nay đến năm 2014, doanh số bán lẻ hàng điện máy tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm. Điều này cho thấy thị trường điện máy Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhất là khi người tiêu dùng đang có khuynh hướng chuyển sang mua sắm tại các siêu thị lớn và cửa hàng hiện đại.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa và phong cách sống công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Internet, mạng xã hội và điện thoại di động là cơ hội mới cho ngành bán lẻ điện máy của Việt Nam trong tương lai. Người tiêu dùng Việt Nam thời hiện đại không chỉ quan tâm đến giá cả hợp lý mà còn có nhu cầu cao về độ tươi mới của sản phẩm, hoạt động khuyến mãi, an toàn, phục vụ thân thiện và chu đáo.
Thách thức lớn của ngành bán lẻ điện máy ở nước ta là sự chuyển dịch ngành phân phối - bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng, đó là nhận định chung của các chuyên gia kinh tế về những thách thức của ngành bán lẻ điện máy tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện đại hóa ngành bán lẻ điện máy không hề đơn giản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tham khảo kinh nghiệm của các nhà bán lẻ quốc tế, các Hiệp hội đồng nghiệp trên thế giới (Hiệp hội bán lẻ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...).
Như vậy, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng thị trường bán lẻ điện máy năm 2011 vẫn đạt quy mô khá, xấp xỉ 9 tỷ USD, đóng góp 5-6% GDP của cả nước. Lý do chính là quy mô thị trường đã được mở rộng từ những năm trước, nhu cầu tiêu dùng của 87 triệu dân không ngừng tăng trưởng.