Ảnh hưởng của môi trường ngành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty TNHH NET IT (Trang 26)

- Môi trường công nghệ

2.3.2.Ảnh hưởng của môi trường ngành

Ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động là công nghệ thông tin, máy tính điện tử. Với hình thức phân phối là cửa hàng, điều này có vai trò quan trọng trong xu hướng mua sắm hiện nay của người dân Việt Nam. Ngành bán lẻ máy tính trong mấy năm qua phát triển khá nhanh. Thương mại hiện đại (siêu thị) đã đạt được vị trí vững chắc trong vòng 4 năm qua và hiện là kênh phát triển nhanh nhất ở Việt Nam, với các siêu thị và trung tâm thương mại chiếm 14% mạng lưới phân phối ở đô thị toàn quốc.

Theo điều tra của hãng nghiên cứu thị trường GfK, tổng giá trị thị trường bán lẻ hàng điện tử - CNTT năm 2011 của Việt Nam lên đến 6.2 tỷ USD, tăng 29,2% so với năm 2010 và trở thành thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực. Tổng giá trị thị trường bán lẻ hàng điện tử-CNTT năm 2011. Đặc biệt, nếu tính đến cả yếu tố giảm giá của sản phẩm thì thị trường tăng trưởng còn nhanh hơn. Điều này diễn ra là nhờ giá nhiều nhóm hàng này trong những năm qua đã liên tục giảm, mở rộng cơ hội tiêu dùng đồng thời thúc đẩy thị trường phát triển nhanh hơn. Gần 19 triệu sản phẩm ước tính được tiêu thụ trong năm nay so với năm trước là 13,4 triệu. Doanh thu hai nhóm hàng điện tử tiêu dùng và CNTT tăng đến 43%, tương đương 741triệu đô-la.

* Đe dọa gia nhập mới

Các tập đoàn lớn của Mỹ là Best Buy và Circuit City... đang chuẩn bị vào Việt Nam. Khi các tập đoàn này vào Việt Nam, chắc chắn không chỉ để mở 1-2 siêu thị mà sẽ là một chuỗi siêu thị tại nhiều tỉnh thành. Và khi đó thị trường điện máy bắt đầu cạnh tranh quyết liệt. Theo đánh giá của GS Retail, thị trường bán lẻ hàng

điện tử tiêu dùng Việt Nam đạt khoảng 6.2 tỉ USD năm 2011 và có tốc độ tăng trưởng lên đến 30-40%/năm trong giai đoạn 2009-2011. Bởi vậy đây là "chiếc bánh" rất hấp dẫn trong con mắt các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Họ có tiềm lực tài chính manh nên sẽ dễ chiếm lĩnh được những vị trí thuận lợi. Với tiềm năng tài chính mạnh, họ có thể sẽ sở hữu nhiều vị trí đất đẹp mà các DN Việt Nam không bao giờ có được và với tính chuyên nghiệp cao cùng năng lực bán hàng với số lượng lớn sẽ là thế mạnh gây ra nhiều khó khăn cho các DN Việt Nam. Các DN bán lẻ lớn của Việt Nam tuy gọi là lớn nhưng vẫn thua xa các tập đoàn nước ngoài về mọi mặt, vì vậy nếu không có kế hoạch và chiến lược phát triển chắc chắn sẽ bị "thôn tính" trong tương lai không xa, còn theo dự báo sẽ chỉ khoảng 20% các cửa hàng điện máy nhỏ lẻ tồn tại được và cũng chỉ tồn tại chủ yếu ở các vùng xa xôi.

Vốn đang đổ mạnh vào thị trường điện máy: Nhận định về thị trường điện máy với đầy ắp các đại gia sẵn sàng tung vốn, tung quân ra thị trường nhằm chiếm lĩnh thị phần, lãnh đạo một hệ thống siêu thị Điện máy lớn khẳng định, đây mới là thời điểm sơ khai… Chỉ trong một vài năm tới nữa, cục diện thị trường bán lẻ điện máy sẽ có một diện mạo mới, các doanh nghiệp thiếu sự chuyên nghiệp bài bản, hoặc không có tiềm lực tài chính, không có kinh nghiệm và sự say mê đến cùng với ngành kinh doanh bán lẻ tất yếu sẽ phải rời bỏ cuộc đua.

*Đe dọa từ các sản phẩm hay dịch vụ thay thế

Bán hàng trực tiếp là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành bán lẻ trực tuyến. Theo hãng nghiên cứu về thương mại điện tử Vertical Web Media, trong năm 2010, lĩnh vực này phát triển với tốc độ 15% với doanh thu đạt khoảng 687,6 triệu USD. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, các hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng còn coi website là nơi để họ củng cố và phát triển thương hiệu của mình. “Không chỉ có nhiệm vụ bán hàng, website còn là kênh thông tin trực tiếp nhất giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng”. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua cũng là chất xúc tác khiến lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tăng trưởng mạnh hơn. Người tiêu dùng thiên về mua sắm trên mạng, nơi họ có thể dễ dàng so sánh giá cả, săn lùng những đợt giảm giá… Theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research, doanh số của ngành bán lẻ trực tuyến sẽ chiếm khoảng 12% tổng thị trường bán lẻ toàn cầu vào năm 2013, tức tăng gấp đôi so với mức 6% (doanh thu 211,7 tỷ USD) hiện nay. Vì vậy đây có thể coi là một đe dọa cho các siêu thị bán lẻ nói chung.

* Quyền lực Nhà cung ứng: Những nhà cung ứng có thể khẳng định quyền

lực của mình bằng cách đe dọa tăng giá hàng hoá hay mặc cả về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, họ có thể chèn ép lợi nhuận từ các siêu thị nhằm bù đắp những chi phí tăng lên trong giá thành sản phẩm mà trước đây khó có thể đề cập đến đối với siêu thị. Một đặc điểm của siêu thị là hết sức khó khăn trong việc đối phó với áp lực của nhà cung cấp mà họ là người cung cấp các sản phẩm thiết yếu, gắn với mùa vụ kinh doanh.

Lý do được các nhà cung cấp đưa ra khi điều chỉnh giá sản phẩm tăng lên gồm nhiều yếu tố, như ảnh hưởng giá xăng, điện, nguyên vật liệu vào chi phí đầu vào, kể cả chi phí nhân công cũng tăng thêm và ảnh hưởng tỉ giá ngoại tệ đối với các mặt hàng nhập khẩu.

* Quyền lực từ người mua: Với số lượng những siêu thị điện máy lớn ngày

càng nhiều. Thì quyền lực mua hàng của người tiêu dùng ngày càng lớn. Người tiêu dùng có thể lựa chọn siêu thị có giá cả tốt nhất, dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Trước kia tại thị trường điện máy Hà Nội chỉ có những Doanh nghiệp lớn như Trần Anh, Hà Nội computer… nhưng sau vài năm sự xuất hiện của hàng loạt siêu thị điện máy như Pico, Sàigòn Nguyễn Kim, Topcare, Đăng Khoa… khiến cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, quyền lực người mua cao khiến cho các Doanh nghiệp phải rất nỗ lực để thu hút được khách hàng cho mình.

* Cạnh tranh giữa các DN trong ngành: Số lượng các đối thủ cạnh tranh

trong ngành là khá nhiều. Chỉ riêng thị trường phía Bắc điểm qua chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy có đến gần chục những cái tên kinh doanh điện máy tiêu biểu như: Nguyễn Kim, Pico, HC, Trần Anh, Hanel trading, Viet Long, Mediamark, Best Carings,Việt Long…

Một đại gia từ Nam ra Bắc từng gây tiếng vang trên thị trường bán lẻ Điện máy Hà Nội là Nguyễn Kim, với lợi thế là kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ Điện máy cũng như nguồn vốn từ Trung tâm kinh tế lớn nhất nước, từ năm 2006 khi thị trường chưa có đại gia nào nổi lên, Nguyễn Kim đã Bắc tiến và khai trương hoành tráng bằng mẻ khuyến mãi được coi là lớn chưa từng có ở phía Bắc thời điểm bấy giờ.. Pico cũng là một tên tuổi thường được nhắc tới. Dù gia nhập thị trường chưa lâu, sau thành công và cũng kèm theo không ít tai tiếng từ 2 siêu thị tại đường Nguyễn Trãi và Hai Bà Trưng - HN, Pico đã tuyên bố kế hoạch đầu tư thêm 2 địa chỉ mua sắm lớn tại quận Cầu Giấy, và Pico mall - Trung tâm thương mại Pico tại dự án của Mipec tại 229 Tây Sơn, HN. Không thể không nhắc tới một gương mặt

vừa cũ vừa mới trên thị trường, đó là Trần Anh. Sau 8 năm nắm thị phần áp đảo trong lĩnh vực bán lẻ Máy tính, bất ngờ Trần Anh “bật” sang kinh doanh thêm mảng bán lẻ Điện máy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của công ty TNHH NET IT (Trang 26)