XÁC MINH, THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 65 - 66)

Về nguyên tắc chung, đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Như vậy, khi tham gia tố tụng, đương sự, đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình trước tiên và chủ yếu là của đương sự. Tuy nhiên, Tòa án ngoài chức năng là cơ quan xét xử, theo quy định của Luật tổ chức Tòa án thì trong phạm vi chức năng của mình Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân. Do đó bên cạnh nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về đương sự thì trong những trường hợp luật định thì Tòa án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.

Sở dĩ cần phải quy định việc Tòa án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp luật định là vì: Tòa án với tư cách là cơ quan duy nhất lập hồ sơ vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS, đồng thời cũng là chủ thể nắm rõ nhất diễn biến, nội dung vụ án, những vấn đề nào cần chứng minh, cần bổ sung chứng cứ gì; những tình tiết nào, nội dung nào đã đầy đủ chứng cứ chứng minh và việc Tòa tiến hành thu thập chứng cứ sẽ thuận lợi hơn so với các đương sự trong một số trường hợp nhất định. Mặt khác Tòa án là cơ quan thực thi các quy định của pháp luật về quyền bình

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)