Mối liên hệ với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 26 - 27)

nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là nguyên tắc bắt buộc, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được khách quan, đúng pháp luật. Việc bình đẳng giữa các đương sự về quyền và nghĩa vụ được thể hiện, bên này được đưa ra yêu cầu chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bên kia phải được đưa ra yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS là tiền đề để đương sự bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Giữa hai nguyên tắc này có mối liên hệ hai chiều mật thiết. Nguyên tắc này thực hiện sẽ tác động tới nguyên tắc kia và ngược lại. Theo nguyên tắc đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng thì các đương sự có quyền bình đẳng với nhau trong các quyền: khởi kiện, hòa giải, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Còn các đương sự bình đẳng nhau trong việc cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền mang nội hàm nhỏ hơn và nằm trong nguyên tắc đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

1.3.3. Mối liên hệ với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trong tố tụng dân sự

Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền và lợi ích của mình và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự còn có nội dung là đương sự có quyền tự

quyết định việc tham gia tố tụng, tự quyết định nội dung của yêu cầu, quyền thỏa thuận với nhau, quyền hòa giải...Như vậy, trong mối liên hệ chúng ta có thể thấy quyền định đoạt của đương sự bao gồm cả quyền đưa ra chứng cứ và chứng minh. Theo cách phân chia của PGS. TS Phạm Hữu Nghị, thì "quyền tự định đoạt của đương sự bao gồm: quyền khởi kiện, quyền đưa ra chứng cứ, bổ sung chứng cứ và chứng minh; quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu và rút đơn khởi kiện; quyền thương lượng, hòa giải" [10, tr. 39-40]. Như vậy, theo quan điểm trên thì chứng cứ và chứng minh là một nội dung của quyền tự định đoạt của đương sự. Còn theo TS. Nguyễn Ngọc Khánh thì "quyền tự định đoạt của đương sự bao gồm: quyền đưa ra các yêu cầu khởi kiện; quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; quyền rút đơn khởi kiện; quyền hòa giải; quyền kháng cáo phúc thẩm" [7, tr. 65-68]. Do đó có thể thấy giữa quyền tự định đoạt của đương sự có mối liên hệ chặt chẽ, bao trùm lên quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)