Quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 47 - 61)

CỦA ĐƯƠNG SỰ VÀ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHỞI KIỆN, YÊU CẦU ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI KHÁC, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC

2.1.1. Quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự đương sự

Trong quá trình tố tụng một vụ việc dân sự, có rất nhiều chủ thể tham gia với vai trò, chức năng và nhiệm vụ khác nhau xuất phát từ địa vị tố tụng khi họ tham gia vào vụ việc dân sự đó. Để các chủ thể này có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, pháp luật TTDS đã xác định cho mỗi chủ thể những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định trong đó quan trọng nhất là việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ và chứng minh các tình tiết trong vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một trong những nguyên tắc cơ bản và đặc trưng nhất của TTDS là đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh, nghĩa là đương sự phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nếu đương sự đưa ra yêu cầu mà không đưa ra được chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình thì Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ để giải quyết vụ án và đương sự phải chịu hậu quả về việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ chứng cứ. Việc xác định và ghi nhận trong TTDS đầy đủ và cụ thể các quyền và nghĩa vụ này của các chủ thể có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Nó là một trong những điều kiện kiên quyết, quan trọng để đạt được mục đích của TTDS là xác định sự thật khách quan về vụ án, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Mặt khác, với việc quy định cụ thể, rõ ràng quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của các chủ thể sẽ tăng tính chủ động, tích cực của họ khi tham gia tố tụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án.

- Một vụ việc dân sự bao giờ cũng bắt đầu bằng yêu cầu khởi kiện của một chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu. Và ngay từ khi nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 165 BLTTDS thì người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Việc cung cấp (bước đầu) chứng cứ của vụ việc dân sự là cơ sở để Tòa án xác định thẩm quyền giải quyết, tư cách tham gia tố tụng và thời hiệu khởi kiện còn hay hết...Như vậy, ngay từ thời điểm khởi kiện người khởi kiện đã phải xuất trình chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp mà trước mắt là quyền được khởi kiện.

Theo quy định tại Điều 164 BLTTDS, người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: Ngày tháng năm làm đơn; tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; họ, tên, địa chỉ của người khởi kiện; họ, tên, địa chỉ của bị đơn; họ, tên, địa chỉ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có); những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà người khởi kiện thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu là cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu cuối đơn.

Người khởi kiện, về nguyên tắc phải trực tiếp đến Tòa án hoặc qua đường bưu điện nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo các chứng cứ để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Ngay từ khi khởi kiện, nguyên đơn

đã phải chứng minh quyền khởi kiện thông qua tư cách chủ thể. Nếu là cá nhân, người khởi kiện phải có năng lực hành vi TTDS, nếu là pháp nhân, người khởi kiện phải chứng minh mình là đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền cho người khác thì phải chứng minh qua tính hợp pháp của hợp đồng ủy quyền.

Ví dụ: A xác lập hợp đồng vay tiền tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy, Hà Nội thời hạn vay tiền là một năm. Hết một năm, A không trả được tiền, vì vậy Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy đã kiện A ra Tòa án. Trong trường hợp này Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy chỉ có quyền khởi kiện A khi cung cấp chứng cứ chứng minh cho Tòa án về sự ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy tham gia tố tụng. Bởi vì, theo điều lệ của Ngân hàng này thì Giám đốc các chi nhánh không có quyền tham gia tố tụng khi không có ủy quyền của Tổng Giám đốc.

Trong những trường hợp cụ thể tùy theo quan hệ tranh chấp là gì mà các đương sự (nguyên đơn) phải xuất trình cho Tòa án chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Đối với vụ án tranh chấp hợp đồng, thông thường nguyên đơn phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể của mình (nếu là cá nhân thì phải xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu gia đình; nếu là pháp nhân, tổ chức thì giấy tờ bao gồm quyết định thành lập pháp nhân, tổ chức; giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, điều lệ của pháp nhân...). Ngoài ra nguyên đơn còn phải xuất trình hợp đồng giữa các bên, giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản là đối tương giao dịch của hợp đồng. Đối với việc kiện đòi nhà thì nguyên đơn ngoài việc xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể thì còn phải xuất trình hợp đồng cho thuê nhà giữa các bên, giá thuê nhà, quá trình thực hiện...

- Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình về nội dung và tố tụng. Đương sự khi làm hết khả năng mà vẫn không cung cấp được chứng cứ cho Tòa án thì có quyền yêu cầu Tòa tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Đương sự phải nộp các giấy tờ, tài liệu là bản gốc, trong trường hợp không thể giao được bản gốc thì phải giao bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu các đương sự có tranh chấp về tính hợp pháp của giấy tờ, tài liệu này (ví dụ: bản di chúc, giấy nhận nợ...) thì Tòa án yêu cầu các đương sự phải xuất trình bản chính để tiến hành xem xét, giám định. Đối với các tài liệu mà việc giải quyết vụ việc dân sự sẽ dẫn đến việc hết hiệu lực của các giấy tờ tài liệu này thì Tòa án buộc đương sự phải giao nộp bản chính hoặc chí ít cũng là bản sao (sao từ sổ gốc) để lưu hồ sơ vụ việc. Ví dụ: Đăng ký kết hôn trong vụ án xin ly hôn. Đương sự giao nộp chứng cứ tài liệu, giấy tờ bằng tiếng dân tộc thiểu số hoặc bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt có công chứng, chứng thực hợp pháp.

Chứng cứ do đương sự thu thập, cung cấp cho Tòa án phải được lập thành văn bản. Theo quy định tại Điều 84 BLTTDS: "Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian giao nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu trong hồ sơ vụ việc dân sự, một bản giao cho đương sự giao nộp chứng cứ giữ".

Đối với các tài liệu nghe được, nhìn được phải có văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về việc liên quan đến việc thu âm, thu hình... Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa DVD ghi hình, ghi âm, ảnh... Ví dụ: trong vụ cố ý gây thương tích, người bị hại hoặc đại diện người bị hại được một người cung cấp đĩa ghi hình về vụ việc trên.

người bị hại hoặc đại diện người bị hại phải xuất trình bản xác nhận nguồn gốc xuất xứ đĩa ghi hình của người cung cấp đĩa ghi hình đó cho Tòa án. Hoặc ông A cho ông B vay một trăm triệu đồng không viết giấy vay nợ nhưng ông A có ghi âm được toàn bộ việc thỏa thuận vay tiền. Đến hạn trả nợ mà ông B không trả cho ông A. Ông A khởi kiện ông B ra Tòa. Cùng với việc giao nộp băng ghi âm thì ông A còn phải gửi bản trình về sự việc liên quan đến việc thu âm đó.

Theo Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về chứng minh và chứng cứ thì nếu đương sự không xuất trình được các văn bản nêu trên thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.

Có ba cách thức mà đương sự thường sử dụng để giao nộp chứng cứ cho Tòa án: (1) trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu giao nộp trực tiếp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo các chứng cứ tại Tòa án thì cán bộ phụ trách bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của Tòa án được Chánh án phân công nhận đơn và các chứng cứ kèm theo đó. Cán bộ Tòa án phải ghi việc nhận đơn và chứng cứ kèm theo vào sổ nhận đơn, đồng thời phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ; (2) trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo chứng cứ qua đường bưu điện, cán bộ Tòa án ở bộ phận nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn chứng cứ đó, nếu thấy chứng cứ nào còn thiếu hoặc không đầy đủ so với danh mục phải thông báo ngay cho họ biết để giao nộp bổ sung chứng cứ; (3) sau khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nếu đương sự giao nộp chứng cứ cho Tòa án, thì Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết vụ việc dân sự đó hoặc Thư ký Tòa án hoặc cán bộ Tòa án được Chánh án phân công sẽ tiếp nhận các chứng cứ do đương sự giao nộp và phải lập thành văn bản theo đúng quy định tại Điều 84 BLTTDS.

- Tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp: Vì một lý do nào đó mà đương sự chưa giao nộp chứng cứ cho Tòa án tại thời điểm khởi kiện và chuẩn bị xét xử thì tại phiên tòa sơ thẩm và phiên họp họ vẫn còn quyền giao nộp chứng cứ. Nếu họ nộp trước khi mở phiên tòa, phiên họp thì Thư ký Tòa án phải lập thành văn bản như quy định tại Điều 84 BLTTDS. Nếu tại phiên tòa, phiên họp đương sự giao nộp chứng cứ thì Thẩm phán chủ tọa yêu cầu Thư ký ghi rõ việc giao nhận chứng cứ vào biên bản phiên tòa hoặc phiên họp.

- Tại phiên tòa phúc thẩm: Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc bản án được tống đạt, niêm yết, đương sự có quyền làm đơn kháng cáo. Đương sự có thể nộp đơn kháng cáo kèm chứng cứ bổ sung tại Tòa án cấp sơ thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm nhận đơn kháng cáo và chứng cứ bổ sung đó. Thủ tục giao nhận chứng cứ được thực hiện như tại giai đoạn khởi kiện và chuẩn bị xét xử. Chứng cứ bổ sung và biên bản giao nhận chứng cứ sẽ được Tòa án cấp sơ thẩm gửi cùng hồ sơ lên Tòa cấp phúc thẩm.

Trường hợp, đương sự kháng cáo gửi đơn kháng cáo kèm theo chứng cứ bổ sung đến Tòa phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện việc giao nhận chứng cứ theo thủ tục chung. Sau đó Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển đơn kháng cáo, chứng cứ bổ sung cùng biên bản giao nhận chứng cứ bổ sung cho Tòa án sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết. Tòa án cấp sơ thẩm phải lưu những tài liệu này vào hồ sơ vụ việc dân sự để sau khi làm đầy đủ các bước tố tụng cần thiết, Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ lên tòa phúc thẩm giải quyết theo thẩm quyền.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm đương sự xuất trình chứng cứ bổ sung thì Tòa phúc thẩm về thủ tục giao nhận giải quyết như tại cấp sơ thẩm.

- Trong giai đoạn xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm:

Sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự có yêu cầu người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và nộp chứng cứ bổ sung thì thủ tục giao nhận chứng cứ được thực hiện như sau:

* Đối với TAND:

+ Nếu trường hợp thuộc thẩm quyền kháng nghị của Chánh án TAND cấp tỉnh, thì Thẩm tra viên Phòng giám đốc kiểm tra TAND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc giao nhận chứng cứ. Thẩm tra viên lập biên bản giao nhận chứng cứ và Trưởng Phòng giám đốc kiểm tra xác nhận, ký tên đóng dấu của Tòa án;

+ Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền kháng nghị của Chánh án TANDTC: Nếu đương sự nộp bổ sung chứng cứ tai Phòng tiếp dân của TANDTC thì cán bộ Phòng tiếp dân lập biên bản giao nhận chứng cứ và Trưởng Phòng tiếp dân xác nhận, ký tên, đóng dấu Tòa án; nếu đương sự nộp chứng cứ bổ sung cho Thẩm tra viên Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động được phân công tiếp đương sự, thì Thẩm tra viên lập biên bản giao nhận chứng cứ và Chánh tòa hoặc Phó chánh tòa chuyên trách tương ứng được ủy quyền xác nhận, ký tên đóng dấu Tòa án.

* Đối với Viện kiểm sát nhân dân:

Việc giao nộp chứng cứ tại Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định chung của pháp luật TTDS và hướng dẫn cụ thể của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng phải được đóng dấu của Viện kiểm sát.

Như vậy, với quy định của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về chứng minh và chứng cứ thì đương sự có quyền giao nộp chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào của thủ tục tố tụng.

Tuy nhiên, cung cấp chứng cứ mới chỉ là một phần của hoạt động chứng minh trong vụ việc dân sự. Bởi lẽ, hoạt động xét xử các vụ việc dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sự tranh chấp trong quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích đối lập nhau nhưng bình đằng về địa vị pháp lý mà trong đó có một quy tắc chung cho cả hai bên đương sự là: "người nào đề ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh" [5, tr. 79]. Theo quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những sự kiện, tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của mình, hay nói một cách đơn giản hơn, ai đưa ra một sự việc gì thì phải chứng minh

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)