Những hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 84)

cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự và nguyên nhân của những hạn chế

Chứng cứ và chứng minh là hoạt động cốt yếu, góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật của bất kỳ một vụ việc dân sự nào. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử cho thấy rằng các đương sự không tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh, thậm chí còn che giấu chứng cứ, cản trở việc thu thập chứng cứ của các đương sự khác hoặc của chính Tòa án... Sở dĩ có tình trạng này là do hạn chế, bất cập từ chính các quy định của BLTTDS và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.

Mặc dù đã có một số quy định của BLTTDS thể hiện về thời hạn đương sự phải cung cấp chứng cứ, như tại Điều 175 BLTTDS:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, người được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, nếu có. Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do, nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn, nhưng không được quá 15 ngày.

Quy định này mặc dù đã ấn định thời hạn tối đa để đương sự phải giao nộp chứng cứ nhưng lại không ấn định hậu quả pháp lý đương sự phải gánh chịu nếu không giao nộp được chứng cứ đúng thời hạn trên. Mặt khác, các quy định của BLTTDS từ giai đoạn khởi kiện, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đều thể hiện cho phép đương sự được xuất trình chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng.

Việc không ấn định thời hạn đương sự cung cấp chứng cứ trong pháp luật TTDS hiện nay mặc dù có lợi thế là đảm bảo cho giải quyết bản án, quyết định được đúng đắn, khách quan. Nhưng nếu xét ở góc độ lý luận thì việc BLTTDS quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án mà lại không quy định thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự là thiếu thống nhất, bất cập.

Dưới góc độ thực tiễn, trong những năm qua cũng ghi nhận nhiều trường hợp, do không quy định thời hạn cung cấp chứng cứ dẫn đến việc vào giai đoạn tranh luận, nghị án đương sự mới cung cấp chứng cứ gây khó khăn, lúng túng cho Hội đồng xét xử trong việc nhận định, đánh giá chứng cứ.

Cũng do việc không quy định cụ thể thời hạn cung cấp chứng cứ nên có hiện tượng các đương sự, Luật sư lợi dụng quy định này để không cung cấp chứng cứ quan trọng, quyết định đến việc giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm mà sẽ xuất trình những chứng cứ này tại cấp phúc thẩm, thậm chí đương sự không xuất trình chứng cứ cả ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, lên đến cấp giám đốc thẩm mới xuất trình chứng cứ dẫn đến việc căn cứ vào các chứng cứ mới đương sự mới xuất trình cấp giám đốc thấm, phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm, ví dụ: Trong vụ án kiện chia thừa kế, tại cấp sơ thẩm đương sự không xuất trình bản di chúc hợp pháp nên Tòa án cấp sơ thẩm đã chia thừa kế theo pháp luật. Tại cấp phúc thẩm, đương sự xuất trình bản di chúc hợp pháp, với chứng cứ mới này đã làm thay đổi toàn bộ nội dụng vụ án và pháp luật áp dụng nên căn cứ vào khoản 1 Điều 277 BLTTDS, Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy vì "việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được". Mặc dù việc hủy án bất kể do lỗi của đương sự hay của Tòa án thì việc thu thập chứng cứ không đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không bổ sung được cũng đều là căn cứ để hủy bản án sơ thẩm. Điều này đã tạo nên áp lực tâm lý cho Thẩm phán. Việc vụ án bị hủy đi hủy lại do các đương sự xuất trình chứng cứ ở các giai đoạn khác nhau cũng làm bức xúc trong nhân dân, giảm lòng tin của người dân vào cơ quan "cầm cân nảy mực", gây tốn kém thời gian, tiền bạc của nhà nước, của nhân dân. Việc quy định cho phép đương sự được xuất trình, bổ sung chứng cứ mới tại giai đoạn xét xử phúc thẩm còn ảnh hưởng tới nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử, ảnh hưởng đến quyền kháng cáo của các đương sự.

Như vậy, việc BLTTDS quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh nhưng không quy định thời hạn cung cấp cứng cứ và hậu quả của việc giao nộp chậm chứng cứ sẽ làm ảnh hưởng đến quyền chứng minh của đương sự phía bên kia, đồng thời dẫn đến nhiều bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm bị "hủy oan".

Theo quy định tại Điều 85 BLTTDS thì trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sư vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết, Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS quy định:

"Trong trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ, như: a) lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; b) đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; c) trưng cầu giám định; d) quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản; đ) xem xét, thẩm định tại chỗ; e) ủy thác thu thập chứng cứ, xác minh tài liệu, chứng cứ; g) yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại điểm b, c, d đ, e và g khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án [21].

Như vậy, Tòa án chỉ thu thập chứng cứ khi có đủ hai điều kiện: -Đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ;

-Đương sự phải có yêu cầu, Tòa án mới tiến hành thu thập chứng cứ; Việc Tòa án tiến hành một hay nhiều biện pháp thu thập chứng cứ còn tùy thuộc vào yêu cầu của đương sự và thực tế hồ sơ đang còn thiếu chứng cứ gì. Nếu hồ sơ vụ việc dân sự còn thiếu chứng cứ và đương sự có yêu cầu mà

Tòa án không tiến hành thu thập chứng cứ thì lỗi thuộc về Tòa án. Tuy nhiên, BLTTDS chỉ quy định: "Đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ", như vậy, hiểu thế nào là đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ?

Thực tế nhiều trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ thường từ chối trả lời bằng văn bản cho đương sự về việc không cung cấp chứng cứ mà chỉ trả lời miệng, do đó đương sự không có cơ sở để chứng minh cho Tòa án là mình đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được và như vậy, Tòa án cũng không có cơ sở tự mình tiến hành thu thập chứng cứ.

Mặt khác, việc đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ cũng còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của đương sự như: trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, thiện chí của đương sự và sự hợp tác của các cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ. Nhiều trường hợp đương sự có khả năng tự mình thu thập được chứng cứ nhưng do thiếu hiểu biết nên không tiến hành thu thập chứng cứ hoặc hoàn toàn có khả năng thu thập chứng cứ nhưng không chịu tiến hành thu thập mà nại ra các lý do khác nhau để đùn đẩy trách nhiệm sang Tòa án để nhẹ thân mình và để thỏa mãn tâm lý những chứng cứ do Tòa án tiến hành thu thập có giá trị cao hơn chứng cứ do đương sự tự thu thập và cung cấp cho Tòa án.

Có thể nói, với quy định như vậy sẽ không thể tránh được những tranh chấp giữa Tòa án và đương sự vì Tòa án cho rằng đương sự chưa tự mình tiến hành hết các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ, còn đương sự lại cho rằng mình đã áp dụng hết các biện pháp thu thập chứng cứ nhưng không thu thập được. Để giải quyết tình trạng này, cũng là thực hiện theo đúng tinh thần của Điều 85 BLTTDS thì trong thực tiễn khi đương sự có đơn yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thì Thẩm phán thường yêu cầu các đương sự chứng minh một cách rõ ràng rằng họ đã làm hết sức mình nhưng do những

trở ngại khách quan mà họ không thể thu thập được chứng cứ. Nếu có cơ sở kết luận đương sự chưa chủ động, chưa áp dụng hết các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ thì Thẩm phán không chấp nhận yêu cầu của đương sự và trả lời bằng văn bản cho đương sự biết. Nếu đương sự chứng minh là đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không tự mình thu thập được chứng cứ do trở ngại khách quan thì Thẩm phán sẽ chấp nhận yêu cầu của đương sự.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đương sự không thể tự mình tiến hành thu thập được chứng cứ nhưng cũng không yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thì giải quyết như thế nào, đặc biệt là chứng cứ đó là chứng cứ quan trọng, không có thì sẽ không có cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự được khách quan, toàn diện. Ví dụ: trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà hợp đồng vô hiệu cả về nội dung, để có cơ sở giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì kết quả định giá tài sản được coi là một trong những cơ sở quan trọng để giải quyết vụ án này nhưng đương sự không yêu cầu và cũng không rơi vào điểm b, khoản 2 Điều 92 BLTTDS: "Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước" [21]. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ trong luật và chưa có văn bản hướng dẫn của TANDTC đã gây nên nhiều lúng túng cho các Thẩm phán. Sự lúng túng này còn bắt nguồn từ thực tế do trình độ hiểu biết xã hội nói chung và hiểu biết pháp luật nói riêng của đương sự còn nhiều hạn chế nên không có khả năng tự mình thu thập chứng cứ, chứng minh được đầy đủ quyền lợi của mình và nếu chỉ dựa vào những chứng cứ là những lời khai, những bằng chứng không đầy đủ do các đương sự đưa ra mà Tòa án ra phán quyết thì bản án sẽ thiếu thuyết phục, thiếu công bằng. Nhưng nếu trong vụ việc dân sự nào Tòa án cũng "nai lưng" ra thu thập chứng cứ thay cho đương sự thì với đội ngũ Thẩm phán, Thư ký còn thiếu như ngành Tòa án hiện nay sẽ dẫn đến tiến độ xét xử các vụ việc dân sự bị chậm lại và hậu quả là vô số các vụ việc dân sự bị tồn đọng và với việc Tòa án vừa là cơ quan xét xử, vừa

đi thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ sẽ dẫn tới tình trạng không đảm bảo tính khách quan, không đảm bảo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự.

Việc quy định trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án được thu hẹp lại và chỉ trong những trường hợp và điều kiện nhất định như quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS là sự tiến bộ so với các quy định pháp luật TTDS trước đây. Quy định này đề cao trách nhiệm của đương sự trong việc thu thập chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự, đề cao nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự và như vậy sẽ giảm trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án. Vì vậy, phải xác định rõ và thu hẹp phạm vi Tòa án thu thập chứng cứ theo nguyên tắc: Khi đương sự không yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, Tòa án sẽ không thu thập chứng cứ dù những chứng cứ thuộc phạm vi thu thập của Tòa án. Ví dụ: Đương sự không yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì Tòa án không tiến hành định giá tài sản mà có thể áp dụng các quy định khác của BLTTDS để giải quyết, chẳng hạn quy định tại khoản 8 Điều 83 BLTTDS: "Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá tài sản được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này" [21]. Như vây, khi không tiến hành được các thủ tục định giá theo quy định tại Điều 92 BLTTDS vì đương sự không yêu cầu, Tòa án có thể làm công văn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp về giá là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp.

Quy định cung cấp chứng cứ và chứng minh vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đương sự là một quy định đúng đắn, hợp lý. Tuy nhiên để đương sự thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tránh việc đương sự ỷ lại vào Tòa án thì trong BLTTDS cũng nên quy định rõ ràng cơ chế, trình tự thủ tục cung cấp chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang nắm giữ chứng cứ cho đương sự và sự cần thiết phải có chế tài mạnh mẽ đối với các cá

nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp chứng cứ cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát mà không có lý do chính đáng.

Hiện tại, theo quy định tại đoạn hai, khoản 2 Điều 94 BLTTDS:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trong trường hợp không cung cấp được đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật [21].

Tuy nhiên, điều luật quy không quy định chế tài cụ thể đối với hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời là gì. Do vây, quy định này còn thiếu tính khả thi trên thực tế, nhiều vụ án tranh chấp đất đai cần các tài liệu, hồ sơ, chứng cứ liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài liệu này được lưu giữ tại UBND các cấp. Khi đương sự hoặc Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu cung cấp chứng cứ thì các cơ quan này không cung cấp hoặc lảng tránh việc cung cấp chứng cứ cho cá cơ quan tiến hành tố tụng nhưng những cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát vẫn chưa thể vận dụng Điều 94 BLTTDS để xử phạt những cá nhân, tổ chức này. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho vấn đề này: Ngày 10/01/2012, ông A có đơn khởi kiện ra TAND quận N, thành phố H yêu cầu bà B, ông C chia di sản thừa kế do bố mẹ ông để lại. TAND quận N đã đưa vụ án ra xét xử ngày 15/3/2012. Ngày 17/3/2012, các bị đơn kháng cáo. Ngày 30/5/2012 TAND thành phố H xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm của TAND quận N với lý do chưa thu thập đầy đủ chứng cứ. Hồ sơ vụ án được giao về TAND quận N để xét xử lại. Ngày 27/7/2012,

Một phần của tài liệu Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)