TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NGHĨA VỤ CUNG CẤP CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
3.1.1. Những kết quả trong việc thực hiện nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của luật TTDS, xuất phát từ bản chất của các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động là các quan hệ được xác lập trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Nguyên tắc này có vai trò to lớn trong việc giải quyết vụ việc dân sự được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật, bảo đảm được sự công bằng cho các đương sự, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do vậy, nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh TTDS ngày càng được coi trọng.
Thực tiễn xét xử trong những năm gần đây cho thấy nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS ngày càng được quan tâm, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án đảm bảo cho các chủ thể trong TTDS được thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của mình nên nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh được thực hiện khá tốt trên thực tế. Đương sự được thực hiện quyền và bị yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh ngay từ giai đoạn khởi kiện, trong quá trình chuẩn bị xét xử, xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Theo số liệu thống kê của TANDTC thì số vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động ngày càng tăng cao và tính chất ngày càng phức tạp. Nhưng chất lượng xét xử các vụ việc dân sự ngày càng được nâng cao, tỷ lệ án bị sửa, hủy thấp. Trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, các Tòa án đã tích cực hướng dẫn đương sự tự thu thập, cung cấp chứng cứ cho Tòa án, tích cực hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ khi có yêu cầu. Chính vì vậy đã góp phần vào việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng đúng pháp luật, đảm bảo công bằng cho các đương sự. Theo báo cáo của Chánh án TANDTC trước Quốc hội thì trong năm 2010 toàn ngành TAND thụ lý 215.741 vụ việc dân sự, trong đó số y án 96,4%, số vụ án bị sửa là 2%, số vụ án bị hủy là 1,6% [32].
Năm 2011 toàn ngành TAND thụ lý 246.915 vụ việc dân sự, trong đó y án 96,6%, số vụ án bị sửa là 1,9%, số vụ án bị hủy là 1,5% [33].
Năm 2012 toàn ngành TAND thụ lý 271.306 vụ việc dân sự, trong đó y án 97%, số vụ án bị sửa là 1,7%, số vụ án bị hủy là 1,3% [34].
Đặc biệt khi Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh đến việc ra bản án phải dựa trên kết quả tranh luận công khai tại phiên tòa. Yêu cầu này càng đòi hỏi phải hoàn thiện và triệt để áp dụng nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS vào thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự. Tòa án đã coi trọng việc tranh luận tại phiên tòa, tạo điều kiện về thời gian để các bên hỏi, tranh luận, đối đáp làm rõ những chứng cứ, lý lẽ mình đưa ra. Bởi suy cho cùng tranh luận chính là việc các bên phải đưa ra được chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ.