BLTTDS được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 tháng 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS. Tại Chương 7, từ Điều 79 đến Điều 98 của BLTTDS đã kế thừa và phát triển của pháp luật hiện hành về chứng cứ và chứng minh, đồng thời quy định nhiều điểm mới tiến bộ. Sự ra đời của BLTTDS đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử TTDS Việt Nam. Trên cơ sở khắc phục được những bất cập, trống vắng của pháp luật TTDS trước đây. Lần đầu tiên chế định chứng cứ và chứng minh được quy định thành một chương riêng (Chương
chứng cứ, nguồn chứng cứ, nghĩa vụ chứng minh, hậu quả pháp lý của việc đương sự không thực hiện nghĩa vụ chứng minh, thủ tục chứng minh...Hơn nữa, nếu như trước đây, Tòa án có trách nhiệm tiến hành điều tra, xác minh thu thập chứng cứ thì với các quy định mới trong BLTTDS thì Tòa án không tự làm thay cho các đương sự trong việc thu thập chứng cứ, các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, hợp pháp... Chính quy định này góp phần làm giảm tải công việc cho Tòa án bởi Tòa án không còn phải vất vả trong việc tìm kiếm chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Điều này cũng tránh việc Tòa án vừa là cơ quan xét xử vừa là cơ quan đi xác minh, thu thập toàn bộ chứng cứ của vụ án sẽ dẫn đến việc lạm quyền, không khách quan khi giải quyết vụ án. Nâng cao được tính thuyết phục trong các phán quyết của bản án. Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS được quy định tại Điều 6 BLTTDS như sau:
1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định [21].
Như vậy, đương sự cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác khi khởi kiện phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình ngay từ khi nộp đơn đến Tòa án khởi kiện, bởi tại Điều 165
BLTTDS quy định: "Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp" [21]. Có thể nói đây là quy định tiến bộ, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới cũng như tiệm cận với pháp luật của các nước trên thế giới.
BLTTDS còn quy định trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.
Bên cạnh các quy định của BLTTDS thì ngày 17-9-2005 Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về "Chứng minh và chứng cứ". Nghị quyết này đã hướng dẫn cụ thể, rõ hơn về cung cấp chứng cứ, xác định chứng cứ, thủ tục giao nhận chứng cứ, thu thập chứng cứ và thủ tục giao nhận chứng cứ ở giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Có thể nói với những hướng dẫn trên đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho Tòa án địa phương trong công tác xét xử, giảm những vụ việc dân sự bị sửa, hủy do điều tra, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ.
Ngoài ra, Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP còn ban hành một số mẫu văn bản TTDS, cụ thể: Biên bản giao nhận chứng cứ; quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ; quyết định trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản quyết định ủy thác thu thập chứng cứ. Chính điều này đã góp phần làm cho việc việc thu thập, giao nhận, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ đi vào nề nếp.
Tóm lại, các quy định về nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS có lịch sử hình thành lâu dài song song với sự phát triển của các quy định về hoạt động TTDS. Dưới những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà những quy định về nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS có khác nhau nhưng ngày càng được quy định cụ thể hóa và dần hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đời sống, góp phần giải quyết vụ án được nhanh gọn, chính xác, khách quan, đúng pháp luật.