6. Cấu trúc luận văn
3.6.2 Một số biện pháp kiến nghị
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hoạt động theo luật định gồm lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia... Là một thiết chế nền tảng, đại diện cho một chế độ chính trị dân chủ, Quốc hội bao gồm các đại biểu cả nam và nữ tham gia vào việc hoạch định chính sách quốc gia, xây dựng thể chế và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Chính vì vậy, yêu cầu lồng ghép giới trong các hoạt động của Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bảo đảm sự bình đẳng cho cả phụ nữ và nam giới về cơ hội, trách nhiệm và việc hưởng thụ những thành quả của phát triển.
Mặc dù, hệ thống chính sách pháp luật về bình đẳng giới của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao về tổng thể tư tưởng nam nữ bình quyền được thể hiện trong suốt các văn bản pháp luật từ Hiến pháp cho tới các luật chuyên ngành. Tuy nhiên, kết quả từ những chiến lược vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại nguyên nhân vì các chính sách chưa được thực thi đầy đủ, đồng thời khi ban hành, chính sách pháp luật không tính đến yếu tố giới một cách toàn diện. Sau đây là một số biện pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của phụ nữ trong phạm vi Quốc hội:
Tăng cường hơn nữa sự tham gia chính trị của phụ nữ
Tháng 12/2010, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, trong đó đã nêu lên mục tiêu đầu tiên là tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần
91
khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị gồm 3 hạng mục chỉ tiêu. Trong đó, phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2016- 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%. Đến năm 2015, chỉ tiêu cần đạt được là 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Chỉ tiêu cao nhất đề ra là đến năm 2020 phấn đấu đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Như vậy, Chính phủ đã đưa ra chỉ tiêu rất cụ thể về số lượng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong các nhiệm kỳ. Tuy nhiên, tại khóa XIII, tỷ lệ nữ đại biểu không tăng mà còn giảm xuống từ 25,76% (khóa XII) còn 24,4% (khóa XIII); tỷ lệ này đã không đạt được chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2011-2015.88
Để nhiệm kỳ 2016-2020 tiếp theo đạt được chỉ tiêu tỷ lệ đại biểu nữ như trong chiến lược quốc gia và văn bản hợp nhất Luật bầu cử Quốc hội (2012), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPN) cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền,nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vai trò phụ nữ tham chính, nghị chính trong quá trình tổ chức bầu cử. Đồng thời tăng cường phối hợp các hoạt động giám sát trong quá trình thực hiện công tác bầu cử; đề xuất kịp thời những thay đổi tích cực nếu cơ cấu danh sách bầu cử cản trở, thu hẹp cơ hội trúng cử của nữ ứng cử viên…HLHPN các cấp cần chủ động nhân sự nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp thông qua phát hiện, rà soát, lập danh sách cán bộ nữ, phụ nữ đủ tiêu chuẩn,
88 “Số liệu tổng quát về các kỳ bầu cử Quốc hội từ khóa I đến khóa XIII”, truy cập ngày 6/5/2014, http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1454/C1455/#p8voLhZPlwRH
92
điều kiện; phối hợp với các cơ quan tham mưu về công tác nhân sự ở địa phương tham mưu cho cấp ủy trong công tác cán bộ nữ đặc biệt là công tác quy hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị thảo luận các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ nữ tham gia chính trị…89 HLHPN các cấp có hình thức phù hợp hỗ trợ cho các nữ ứng cử viên trong các công việc chuyên môn, gia đình, trong tìm hiểu những vấn đề của địa phương để xây dựng chương trình hành động…
Biện pháp đặt ra chỉ tiêu tăng tỷ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội sẽ giúp tuyển chọn được số lượng lớn phụ nữ tham gia nghị trường, tạo ảnh hưởng thay đổi tích cực tới các quy chuẩn áp đặt của chính trị trước đây. Phụ nữ sẽ có nhiều tiếng nói cụ thể về giới trong quá trình ra quyết định và hoạch định chính sách. Biện pháp này chỉ đạt được kết quả tốt nếu toàn bộ hệ thống chính trị từ cơ quan trung ương đến địa phương có sự phối hợp và đề xuất kịp thời các phương án. Ngoài ra, công tác vận động tuyên truyền cũng cần phải thực hiện thường xuyên trước kỳ bầu cử nhằm nâng cao nhận thức của cử tri về bình đẳng giới trong bầu cử và khuyến khích các cán bộ nữ tham gia ứng cử.
Tăng cường biện pháp lồng ghép giới
Như đã nhắc tới tại các chương trên, các tổ chức quốc tế trên thế giới, cụ thể là IPU và LHQ đã nghiên cứu và đưa ra nhiều bộ công cụ hỗ trợ các nước trên thế giới thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về bình đẳng giới bằng phương pháp lồng ghép giới. Thuật ngữ “lồng ghép giới” theo Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ (ECOSOC) định nghĩa vào năm 1997 như sau: “Lồng ghép giới là quá trình đánh giá tác động đối với nam và nữ của những hành động đã được
89 “Tìm biện pháp nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp”, truy cập ngày 6/5/2014,
93
lên kế hoạch, bao gồm luật pháp, chính sách hoặc chương trình trong mọi lĩnh vực và ở tất cả các cấp độ. Đây là một chiến lược nhằm làm cho những quan ngại và trải nghiệm của nữ cũng như nam trở thành một phần không thể thiếu trong việc thiết kế, thực thi, giám sát và đánh giá các chính sách và chương trình trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, sao cho nam và nữ được hưởng lợi ích một cách bình đẳng và sẽ không còn bất bình đẳng. Mục tiêu cơ bản của lồng ghép giới là để đạt được bình đẳng giới.”
Lồng ghép các vấn đề về giới vào trong các chính sách đang được nhiều tổ chức quốc tế triển khai, đặc biệt là IPU (như đã nêu) đã thực hiện nhiều chiến lược liên quan để đảm bảo vấn đề bình đẳng giới được lồng ghép trong tất cả các chính sách và công việc của tổ chức. Cộng đồng quốc tế đã công nhận phương pháp lồng ghép giới là phương pháp thiết thực và hiệu quả để thúc đẩy bình đẳng giới. Ngay trong Luật Bình đẳng giới (2006) cũng đã đưa ra biện pháp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Lồng ghép giới trong các hoạt động của Quốc hội có nghĩa Quốc hội, trong tất cả các hoạt động của mình, từ hoạt động lập pháp, giám sát cho đến việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đều quán triệt quan điểm bình đẳng giới. Điều này đòi hỏi các đại biểu Quốc hội trong quá trình làm việc luôn có ý thức về tính công bằng giới, ý thức rõ rằng đối xử với tất cả mọi người một cách bình đẳng khác rất xa với việc đối xử với mọi người theo những cách khác nhau để đạt tới sự bình đẳng.
Tất cả các chính sách cần đề cập và soạn thảo theo hướng xem xét góc độ bình đẳng giới. Các văn bản pháp luật từ Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật... đều quy định vai trò và sự tham gia của đại biểu Quốc hội trong xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề
94
quan trọng của quốc gia. Nếu các đại biểu được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng lồng ghép giới thì các chính sách, luật pháp, quyết định được ban hành sẽ có hiệu quả hơn đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới. Song song với đó là các hoạt động giám sát cũng cần tính đến bảo đảm nguyên tắc bình đẳng.
Để đáp ứng được các yêu cầu về việc lồng ghép giới trong hoạt động lập pháp và giám sát, đại biểu Quốc hội cần phải nâng cao kỹ năng về lồng ghép giới. Hiện nay bộ công cụ lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được Bộ Tư pháp soạn thảo và phổ biến rộng rãi tới các cơ quan bộ ngành. Bộ công cụ được xây dựng dựa trên sự tham khảo của các bộ hướng dẫn về bình đẳng giới của nhiều tổ chức trong đó có IPU. Mục đích của bộ công cụ là làm tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho những người tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo Luật Bình đẳng giới, bao gồm từ khâu lập chương trình, soạn thảo, thẩm định đến khâu thẩm tra, xem xét, thông qua các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Theo Bộ Tư pháp, Bộ công cụ được xây dựng trên các nguyên tắc bình đẳng giới và hướng đến mục tiêu bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ từ khâu xác định vấn đề giới đến xác định mục tiêu, chính sách trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật. Bộ công cụ là một trong những bước quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới theo Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới của Việt Nam đến năm 2020.
Cùng với việc thực hiện kỹ năng lồng ghép giới trong Bộ công cụ lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội và Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan soạn thảo thực hiện nghiêm túc quy trình lồng ghép giới, việc phân tích giới, báo cáo đánh giá
95
tác động của văn bản quy phạm pháp luật đối với nam và nữ trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cần sớm tiến hành việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động về bình đẳng giới; cần thực hiện lồng ghép giới vào trong quy trình dự toán ngân sách nhà nước hằng năm trình Quốc hội; tiếp tục tiến hành lồng ghép giới, đánh giá tác động giới trong các chính sách, chương trình, đề án về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề… nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong quá trình tổ chức thực hiện; tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giới, phân tích giới, lồng ghép giới cho các đại biểu Quốc hội, nhất là các đại biểu nữ.
3.7 Tiểu kết
Theo nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam có khung chính sách và pháp luật khá hoàn thiện về bình đẳng giới, cũng như đã ký kết nhiều hiệp ước quốc tế về tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động chính trị. Về hoạt động của Quốc hội nói riêng, trong những hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước các thời kỳ, ở đâu cũng có sự đóng góp tích cực của những phụ nữ ưu tú đại biểu của nhân dân. Mặc dù mỗi nhiệm kỳ Quốc hội đều mang một đặc thù riêng và gắn với những thử thách và trách nhiệm nặng nề hơn, song mỗi giai đoạn phát triển của Quốc hội Việt Nam đã ghi nhận những bước trưởng thành của nữ đại biểu Quốc hội.
Việc tăng cường tỷ lệ nữ tham gia vào các cương vị lãnh đạo trong các cơ quan dân cử, đặc biệt là Quốc hội để thực hiện quyền lập pháp, giám sát và ra quyết định là một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội. Vai trò của phụ nữ quan trọng không phải do ý muốn chủ quan mà là do những đòi hỏi tất yếu kinh tế - xã hội của thời đại, do thực tế phát triển của lực lượng lao động nữ trong xã hội hình thành. Và khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, việc nâng cao năng
96
lực lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong cơ chế thị trường là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc nâng cao năng lực của phụ nữ trong cơ quan quyền lực Nhà nước luôn gắn liền với sự phát triển và được xem xét dưới góc độ của giới cùng với việc tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng cao hơn trong lãnh đạo và quản lý.
Ngoài việc tăng cường thực thi các chính sách về bình đẳng giới đối với các nữ đại biểu cũng như đề ra nhiều chỉ tiêu kế hoạch để tăng cường số lượng đại biểu nữ tham chính trong nghị trường, Quốc hội Việt Nam cũng đã học hỏi kinh nghiệm của nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ và liên nghị viện trong đó có IPU trong việc thực hiện nhiều biện pháp toàn diện hơn nữa để tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ. Quốc hội đã cử nhiều đoàn đại biểu nữ tham dự các hội nghị chuyên đề, các kỳ đại hội đồng IPU. Tại những hội nghị diễn đàn này, nữ đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận về nhiều vấn đề thuộc mối quan tâm chung về bình đẳng giới và các vấn đề tham chính của nữ giới. Nhờ những kinh nghiệm đúc kết từ những diễn đàn, nữ đại biểu đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến bình đẳng giới và nâng cao quyền năng của phụ nữ, tiêu biểu là việc thành lập nên Nhóm Nữ Đại biểu Quốc hội. Kế hoạch hành động của nhóm đã được IPU ghi nhận và đưa vào làm ví dụ điển hình trong cuốn Bộ hướng dẫn các nghị viện thành viên thành lập Hội đồng Nữ đại biểu.90
Để có thể đạt được chỉ tiêu đề ra về số lượng đại biểu nữ cũng như phát huy hết khả năng và quyền chính trị của nữ đại biểu, Quốc hội cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ và lâu dài, đặc biệt cần lưu ý đến biện pháp lồng ghép
97
giới trong các chính sách và pháp luật, trong các hoạt động lập pháp và giám sát; đồng thời cần nâng cao nhân rộng hiệu quả hoạt động của Nhóm Nữ Đại biểu Quốc hội thông qua việc tăng cường kết nối và xây dựng các dự án hợp tác về bình đẳng giới với IPU và LHQ.
98
KẾT LUẬN
Với tư cách là một tổ chức liên nghị viện quốc tế, IPU luôn nỗ lực thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong cơ chế của tổ chức nói riêng cũng như nhân rộng vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong chính trị trên toàn thế giới. Bình đẳng giới luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên của tổ chức. Cùng với sự ra đời của làn sóng nữ quyền trong những năm 1970, nữ nghị sĩ tham gia IPU cũng đã lên tiếng đòi mở rộng quyền lợi trong tổ chức. Trong những năm 1990, các cơ chế tạo dựng diễn đàn cho nữ nghị sĩ đã được thành lập trong IPU. Năm 1997, IPU đã nhấn mạnh trong Tuyên bố toàn cầu về Dân chủ rằng dân chủ và bình đẳng giới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt cần chú trọng cân bằng sự tham gia của cả nam và nữ trong các hoạt động chính trị.