Nâng cao kỹ năng của nữ nghị sĩ trong chính trị

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 56)

6. Cấu trúc luận văn

2.2 Nâng cao kỹ năng của nữ nghị sĩ trong chính trị

2.2.1 Thiết lập các bộ hƣớng dẫn đánh giá tiêu chuẩn bình đẳng giới cho các nghị viện trên thế giới

Để hỗ trợ nghị viện các nước trong việc phân tích một cách hệ thống các hoạt động, nhận biết được thế mạnh và các mặt còn yếu, IPU đã nghiên cứu và đưa ra bộ tài liệu tự đánh giá gồm một loạt các câu hỏi giúp nghị sĩ thảo luận,

50 “Seventh meeting of Women Speakers of Parliament (India, 3-4 October 2012)”, truy cập ngày 17/4/2-14, http://ipu.org/splz-e/wmnspk12.htm

51 The role of Parliaments in enforcing gender equality and women’s rights, 15 years after Beijing, 54th Session of the United Nations Commission on the Status of Women, New York, 2 March 2010

52 “The role of Parliamentary committees in mainstreaming gender and promoting the status of women (Geneva, 4-6 December 2006/2007)”, truy cập ngày 21/4/2014, http://ipu.org/Splz-e/gender06.htm

52

tìm hiểu chất lượng hoạt động nhằm rút ra được bài học kinh nghiệm và giải pháp cải thiện. Trong đó, có bộ tài liệu hướng dẫn các nghị viện thành viên thành lập Hội đồng Nữ đại biểu. Theo ước tính của IPU, hiện có 81 Hội đồng Nữ đại biểu được thành lập trong suốt 20 năm (từ năm 1983 đến năm 2013)53. Phụ nữ chỉ chiếm 20% số lượng nghị sĩ trên thế giới. Con số này phản ánh nhóm nữ nghị sĩ tại các nước vẫn được coi là nhóm thiểu số trong nghị viện. Vì vậy, nhiều nữ nghị sĩ đã nhóm họp và tập hợp lại để có thể nâng cao tiếng nói đóng góp vào công việc của nghị viện. Nhưng tại nhiều nơi, nữ nghị sĩ vẫn chưa nắm rõ phương thức xây dựng và tổ chức hiệu quả, giữ hoạt động lâu dài của các nhóm hội đồng. Do đó, IPU đã nghiên cứu và đưa ra bộ tài liệu hướng dẫn để giúp các nghị sĩ có được công cụ kỹ thuật để thành lập nên các hội đồng nữ nghị sĩ. Bộ tài liệu hướng dẫn vạch ra kế hoạch quy trình các bước cụ thể, đồng thời cũng giúp các hội đồng đã được thành lập đánh giá và cải thiện hiệu quả hoạt động. Kèm theo các bước hướng dẫn là một loạt những ví dụ IPU đã tổng hợp và thu thập từ nhiều nước trên thế giới để minh họa dẫn giải.

Mỗi nghị viện đều thành lập các cơ chế khác nhau để giải quyết vấn đề bình đẳng giới và hỗ trợ sự tham gia chính trị của phụ nữ. Một số nghị viện thành lập nên các ủy ban chuyên môn về các vấn đề liên quan đến nữ giới hoặc bình đẳng giới. Các ủy ban là các cơ quan chính thức của nghị viện dự thảo và rà soát các dự luật, tổ chức các buổi tham vấn và hội thảo. Các ủy ban này sẽ hoạt động theo quy định của nghị viện và có nhiều tiếng nói chính trị hơn so với các hội đồng nữ nghị sĩ. Các hội đồng nữ nghị sĩ là những nhóm không chính thức hoạt động với mục đích vận động hành lang cho các dự luật, tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức về các vấn đề bình đẳng giới. Không giống với ủy ban, các hội đồng không có chức năng lập pháp nhưng nhận được nhiều sự ủng hộ thông

53

qua các hoạt động không chính thức. Hội đồng nữ nghị sĩ vẫn được thành lập cả khi trong nghị viện đã có các ủy ban về nữ nghị sĩ. Hơn nữa, một số hội đồng còn thiết lập các cơ chế hợp tác chiến lược với các ủy ban nghị viện để có thể phát huy được sức ảnh hưởng trong quá trình lập pháp tại các nghị viện.

Theo IPU đánh giá, mỗi nước cần thành lập một Hội đồng dành riêng cho các nữ nghị sĩ hoạt động với mục đích: bảo vệ các ưu tiên dành cho phụ nữ và các vấn đề chính trị khác trong hoạt động lập pháp và tăng ảnh hưởng của phụ nữ trong nghị viện. Những buổi họp trong hội đồng sẽ giúp nữ nghị sĩ hoàn toàn thể hiện chính kiến và sức ảnh hưởng tới các công việc của nghị viện; đồng thời Hội đồng cũng có thể tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao kỹ năng của đại biểu nữ. Hoạt động của Hội đồng nữ cũng góp phần đảm bảo các vấn đề giới sẽ được thảo luận thường xuyên tại nghị viện.

Bộ tài liệu hướng dẫn thành lập Hội đồng Nữ nghị sĩ của IPU gồm có bốn bước54

: 1. đánh giá thời điểm thành lập và cân nhắc môi trường chính trị; 2. Tạo dựng nền móng vững chắc để hội đồng hoạt động bằng cách đặt ra các mục tiêu và định hướng rõ ràng, đặt tên thích hợp cho hội đồng và xác định cách hoạt động theo hướng chính thức hoặc không chính thức trong mối quan hệ với nghị viện; 3. Quy định chức năng nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính của hội đồng; 4. Cách thức tổ chức hoạt động, chiến lược hoạt động hiệu quả và đánh giá kết quả hoạt động. Cùng với bộ tài liệu hướng dẫn, IPU cũng đã nghiên cứu và đưa lên trang điện tử (website) của tổ chức số liệu về các hội đồng nữ nghị sĩ trên thế giới để giúp đại biểu và nhân dân thế giới theo dõi được tình hình phát triển của các hội đồng. Bộ tài liệu hướng dẫn thành lập Hội đồng Nữ đại biểu của IPU đã được nghị viện Côte d’lvoire sử dụng để xây

54

dựng hội đồng dành cho nữ nghị sĩ tại nước này. Hiệu quả các dự án của IPU một phần là nhờ IPU đã phối hợp chặt chẽ với các nghị viện để triển khai; IPU không xây dựng văn phòng tại các nước để phục vụ dự án mà đơn vị triển khai dự án chính là các nghị viện. Có thể nói cách thức này đã giúp nghị viện duy trì tính bền vững của dự án.55 Hơn nữa, IPU còn tiến hành tổ chức nhiều hội nghị liên khu vực để giúp nữ nghị sĩ có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau. Hiện nay, IPU vẫn đang tiếp tục thực hiện các dự án hỗ trợ một số nghị viện phát triển chiến lược quốc gia với mục tiêu tăng số lượng phụ nữ làm việc trong nghị viện và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách.

2.2.2 Thực hiện các dự án hỗ trợ nữ nghị sĩ tại một số nƣớc

Chương trình hành động và các bộ tài liệu hướng dẫn của IPU được nhiều nghị viện chủ động tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, một số nghị viện cần được hỗ trợ tham vấn trong quá trình thực hiện các chương trình hành động. Do đó, IPU đã tiến hành các dự án hỗ trợ nữ nghị sĩ tại một số nước chủ yếu thuộc Vịnh Ả-rập và vùng đảo Thái Bình Dương, và các nước đang trong thời kỳ tái xây dựng hậu khủng hoảng - những nơi có số lượng nữ nghị sĩ thấp trong nghị viện. Các dự án bao gồm các hoạt động như ủng hộ về tài chính, kỹ thuật cho các hoạt động của nữ nghị sĩ, tổ chức các buổi tập huấn ngay tại các nước và cử chuyên gia đến thuyết trình và hướng dẫn về các nội dung lập pháp và giám sát, tập huấn về kỹ năng và tăng cường kiến thức để nữ nghị sĩ có thể thực hiện hiệu quả vai trò trong nghị viện. Đến nay, các dự án của IPU đã được triển khai tại một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Côte d’lvoire, Gabon, Burundi, Rwanda, Jordan, Mali…

55 IPU (2006), The role of Parliamentary Committees in Mainstreaming Gender and Promoting the Status of Women: Seminar for Members of Parliamentary Bodies dealing with Gender Equality , p. 100

55

Nhờ sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia IPU, năm 2013 Nghị viện Côte d’lvoire đã tự xây dựng được kế hoạch tăng cường sự giám sát của nghị viện đối với các chính sách bình đẳng giới thông qua việc quản lý và phân chia hợp lý ngân sách dành cho phụ nữ56. Cũng trong năm 2013, IPU đã cùng Nghị viện Gabon tổ chức Hội thảo khu vực nói tiếng Pháp ở Châu Phi57 nhằm giúp các nghị sĩ trao đổi quan điểm và kinh nghiệm trong cách thức đáp ứng nguyện vọng của cả nam và nữ nghị sĩ trong cơ cấu nghị viện; hội thảo đã tạo cơ hội để các nghị viện nước Châu Phi phân tích Chương trình hành động của IPU và đưa ra phương án lồng ghép vào các chương trình hành động của quốc gia. Dự án hai năm của IPU tại Burundi (từ năm 2007-2009)58

đã giúp nước này có đủ cơ sở vật chất và tài chính để xây dựng Hiệp hội các Nữ Nghị sĩ với các hoạt động chính là tổ chức hội thảo tham vấn các vấn đề bình đẳng giới với nghị viện, chính phủ, các tổ chức nhân quyền, xã hội dân sự và cơ quan luật pháp. Nhờ sự tuyên truyền rộng rãi các chương trình hành động và các bộ tài liệu hướng dẫn của IPU, nước Rwanda đã đứng vị trị đầu bảng xếp hạng các nước có số lượng lớn nữ nghị sĩ trên thế giới (trong kỳ bầu cử năm 2013, hạ viện Rwanda có 64% số lượng nghị sĩ là nữ).59

Các dự án hỗ trợ của IPU được thực hiện theo phương thức khác biệt so với một số tổ chức quốc tế khác. IPU không xây dựng các cơ quan nhánh triển khai dự án tại các nước bản địa mà tổ chức phối hợp với các nghị viện quốc gia, đưa nghị viện quốc gia là đơn vị chính thực hiện dự án. Do đó, khi nghị sĩ tại các

56

“IPU called to assist women MPs in Côte d’lvoire, IPU”, truy cập ngày 24/4/2014, http://www.wip- gf.net/news/ipu-called-assist-women-mps-cote-divoire-c-ipu

57 “Gender-Sensitive Parliaments: Regional seminar for French-speaking African parliaments (Gabon, 13-15 June 2013)”, truy cập ngày 24/4/2014, http://www.ipu.org/splz-e/gabon13.htm

58 “Press conference on activities of the project: “support to Burundi women parliamentarians””, truy cập ngày 24/4/2014, http://www.senat.bi/spip.php?article1560

59 “Women in Politics Map 2014”, truy cập ngày 24/4/2014, http://www.ipu.org/pdf/publications/wmnmap14_en.pdf

56

nước đóng vai trò chính đảm nhiệm dự án với sự hỗ trợ kỹ thuật của IPU, các dự án đem lại nhiều kết quả bền vững hơn, giúp nghị sĩ có kỹ năng nhiều hơn trong việc xây dựng các dự án tiếp theo.

2.2.3 Hợp tác với các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác trong các dự án hỗ trợ nữ nghị sĩ khác trong các dự án hỗ trợ nữ nghị sĩ

Các dự án, hội thảo của IPU luôn được hợp tác tổ chức với các cơ quan của LHQ. Hầu hết các chuyên gia của Chương trình phát triển LHQ(UNDP), Cơ quan Phụ nữ LHQ (UNWOMEN) đều tham gia sâu đóng góp các bài nghiên cứu và làm chuyên gia trong các dự án phối hợp với IPU.

Hợp tác tiêu biểu nhất là dự án nghiên cứu 3 năm (từ năm 2008-2011) về lồng ghép bình đẳng giới trong nghị viện giữa IPU, UNDP và Viện nghiên cứu Dân chủ và hỗ trợ bầu cử quốc tế (International IDEA). Đây là dự án tiên phong nghiên cứu về các phương thức giúp nghị viện lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới. Dự án đưa ra ba mục tiêu: tăng kiến thức về bình đẳng giới trong nghị viện và tìm hiểu quy định hoạt động của nghị viện; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho nghị viện và các cơ quan hữu quan (như các thực tiễn tốt, các bộ hướng dẫn và tiêu chuẩn đánh giá) để giúp các nghị viện hoạt động theo hướng quan tâm tới các vấn đề bình đẳng giới; xây dựng kỹ năng ứng phó của nghị viện trong các vấn đề bình đẳng giới. Trong ba năm dự án, các chuyên gia đã tiến hành phỏng vấn hơn 120 nghị sĩ từ 50 quốc gia60. Kết quả nghiên cứu đã và đang được sử dụng làm các ví dụ điển hình để các nghị viện trên thế giới tham khảo, từ đó rà soát chính sách và luật pháp từ góc nhìn bình đẳng giới và tránh phân biệt đối với nữ giới trong các công việc của nghị viện.

57

Năm 2012, IPU và UNWOMEN tại khu vực Trung và Nam Âu đã ký một bản ghi nhớ với nội dung thúc đẩy bình đẳng giới tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cả hai tổ chức đã hợp tác thực hiện chương trình của LHQ với tên gọi Xây dựng môi trường bình đẳng giới tại Thổ Nhĩ Kỳ với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nghị viện nước này. Chương trình đã đưa ra bản đánh giá về bình đẳng giới để giúp các cơ quan của Thổ Nhĩ Kỳ nhìn nhận về những tác động của chính sách và vai trò của nghị viện đối với vấn đề bình đẳng giới.

Ngoài dự án trên, năm 2004, IPU còn phối hợp với UNDP, Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Phát triển Phụ nữ của LHQ (UNIFEM) tổ chức các buổi hội thảo và cung cấp tài liệu hướng dẫn nghị viện cách thức lập ngân sách theo hướng bình đẳng giới61

. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu lớn về thông tin phụ nữ tham dự trong đời sống chính trị trước thực trạng thông tin tham khảo về các tài liệu về chủ đề này rất hiếm và có ít cơ sở dữ liệu đáng tin cậy tổng hợp theo chuyên đề, IPU đã phối hợp với UNDP xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên những cuốn sách và bài báo ở trên khắp thế giới về chủ đề phụ nữ trong chính trị.62 Cơ sở dữ liệu đưa ra những tiêu đề cho công chúng tìm kiếm mang tính chất quốc tế (như các công cụ pháp lý, tuyên bố và chương trình hành động trên phạm vi toàn cầu, các bài nghiên cứu và các công trình khác), tính chất khu vực, quan điểm của một số nước trên thế giới, và các chủ đề cũng rất đa dạng như: lịch sử, tiểu sử các nữ chính trị gia; chính sách bình đẳng giới; chiến lược và kế hoạch hành động vì sự thay đổi (trên thế giới và trong khu vực); các chiến dịch nâng cao nhận thức; phụ nữ trong quá trình xã hội hóa chính trị, phụ nữ trong các đảng chính trị (chính sách liên quan đến phụ nữ, nền tảng, các cuộc bầu cử, các đảng phái do phụ nữ nắm giữ); tổ chức phi chính phủ thúc đẩy sự

61

“IPU Cooperation with the United Nations”, truy cập ngày 28/4/2014, http://www.ipu.org/un-e/un-issues.htm

62 “Women in Politics: Bibliographic Database”, truy cập ngày 28/4/2014, http://www.ipu.org/bdf- e/BDFsearch.asp

58

tham gia của phụ nữ trong chính trị và các cuộc bầu cử, đào tạo các kỹ năng chính trị của phụ nữ; nhận thức của công chúng về sự tham gia của phụ nữ trong chính trị; cam kết chính trị, đối tác về giới; phụ nữ với việc đòi quyền bỏ phiếu, hệ thống bầu cử, các ứng cử viên nữ, nữ nghị sĩ (con số thống kê, chủ tịch của các nghị viện, phụ nữ trong các ủy ban nghị viện, các nhóm nữ nghị sỹ, tài liệu về và sức ảnh hưởng của nữ nghị sĩ, các thượng nghị sỹ); phụ nữ trong chính phủ, cơ quan địa phương thuộc chính phủ, dịch vụ công, các cơ chế quyết định… Bình đẳng giới là một trong những lĩnh vực có sự hợp tác chặt chẽ nhất giữa IPU và LHQ. Mục tiêu của IPU về thúc đẩy bình đẳng giới trong nghị viện cũng tương đồng và gắn với mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ về tăng quyền chính trị và các quyền trong xã hội cho phụ nữ. Những hoạt động hợp tác giữa hai tổ chức được thực hiện và nhân rộng là điều tất yếu bởi cả hai đều hướng tới mục tiêu chung; hơn nữa, những kiến nghị về chính sách, pháp luật của nghị viện về nâng cao bình đẳng giới cần phải được cơ quan chính phủ tập trung lắng nghe và thực thi. Do đó, sự hợp tác giữa IPU và LHQ về vấn đề bình đẳng giới sẽ ngày càng có nhiều thành công và những dự án hợp tác sẽ mang tính khả thi hơn trong công tác triển khai thực tế tại các quốc gia cụ thể.

2.3 Thúc đẩy bình đẳng chính trị thông qua các chƣơng trình chống bạo lực đối với phụ nữ

Một quốc gia muốn tăng cường bình đẳng giới và tăng quyền của phụ nữ

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)