Nội dung chƣơng trình nghị sự kỳ họp những năm gần đây của IPU

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 26)

6. Cấu trúc luận văn

1.2Nội dung chƣơng trình nghị sự kỳ họp những năm gần đây của IPU

Chương trình nghị sự của Đại hội đồng IPU thường tập trung vào các vấn đề nổi lên, là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Đây là diễn đàn có đóng góp quan trọng trong hòa bình và hợp tác quốc tế. Liên minh là nơi giúp hỗ trợ đối thoại và hiểu biết lẫn nhau giữa những ranh giới chính trị, phát triển và giúp nghị viện đối mặt với quá trình toàn cầu hóa và với những thách thức của thế giới trong thời kỳ mới.

IPU là nơi hội tụ chia sẻ tri thức và chuyên môn về vai trò, cơ cấu và phương thức hoạt động của nghị viện các quốc gia. Do đó, Liên minh cũng là tổ chức đại diện cho tiếng nói của nghị viện trên tầm quốc tế. Nghị viện các nước ngày nay cần phải đóng vai trò tích cực hơn trong hợp tác quốc tế và trong các thể chế đa phương. IPU là diễn đàn giúp thúc đẩy ngoại giao nghị viện, tại đây nghị sĩ từ các nghị viện thành viên khác nhau trao đổi quan điểm và kinh nghiệm cũng như thảo luận về các vấn đề đang gây phản đối. Khi nội bộ các nước xảy ra

22

khủng hoảng hoặc kinh tế trì trệ, IPU là cầu nối đưa các nước gần nhau hơn, xoa dịu căng thẳng và thúc đẩy đối thoại, từ đó giúp các nước đưa ra được các nhu cầu dài hạn về xây dựng năng lực và cố vấn.

Nội dung nghị sự những năm gần đây của IPU tập trung nhiều vào các lĩnh vực và chủ đề cụ thể liên quan đến vai trò của nghị viện trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực toàn cầu, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và chương trình phát triển hậu 2015, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, trách nhiệm bảo vệ thường dân của nghị viện, quyền tiếp cận y tế của người dân, thúc đẩy chống phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân và đảm bảo thi hành các hiệp ước quốc tế về cấm vũ khí hạt nhân,….và thảo luận đưa ra hướng giải quyết về các vấn đề khẩn cấp đang xảy ra trên thế giới như khủng hoảng an ninh và nhân đạo tạo Syria, khủng hoảng chính trị tại Mali, nạn đói tại Somali, và thảm họa thiên tai Haiti…15

Sau khi thảo luận về các chủ đề trong chương trình nghị sự, Đại hội đồng IPU sẽ đưa ra những nghị quyết trong đó nêu lên cam kết, biện pháp và kêu gọi sự hành động của các nghị viện góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên. Hầu hết nghị quyết của Đại hội đồng mới mang tính chất khuyến nghị. Tuy nhiên, IPU vẫn đang nỗ lực nâng cao vị thế của mình để trở thành một chủ thể có tiếng nói trong quan hệ quốc tế và đưa hoạt động của mình ngày càng gắn với thực tiễn hơn. Trong chiến lược 5 năm (2012-2017)16, IPU đã đề ra các mục tiêu nâng tầm hoạt động và ảnh hưởng của mình gồm có việc mở rộng hợp tác với LHQ, đặc biệt với 3 cơ quan chuyên trách là Uỷ ban Xây dựng hoà bình, Diễn đàn Hợp tác phát triển và Hội đồng Nhân quyền. IPU cũng tăng cường hợp tác với WTO và các tổ chức khác về các vấn đề thương mại toàn cầu nhằm đưa các nghị quyết về

15 “Future meetings”, truy cập ngày 20/3/2014, http://www.ipu.org/strct-e/futrmets.htm

23

kinh tế quốc tế đi sâu vào thực tiễn hơn. IPU cũng đóng vai trò hỗ trợ, tham vấn cho các nghị viện thành viên trong việc xây dựng chính sách để đối phó với các vấn đề về HIV/AIDS, nâng cao sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, phát triển kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu. IPU cũng đang thúc đẩy hoạt động ngoại giao nghị viện, tạo một không gian hoạt động riêng cho lĩnh vực này, tăng cường tiếng nói và hành động của mình ở các vấn đề quốc tế thông qua các nghị viện thành viên.

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 26)