Quan hệ với Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 28)

6. Cấu trúc luận văn

1.3 Quan hệ với Liên Hợp Quốc

Quan hệ giữa LHQ và IPU được xây dựng và củng cố vững chắc từ cuối những năm 1990. Quan hệ được tăng cường thông qua một số tuyên bố chính trị quan trọng như Tuyên bố Thiên niên kỷ- văn bản kết quả Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ năm 2005 và 2010, Tuyên bố cuối cùng của các Hội nghị thế giới các nhà đứng đầu cơ quan lập pháp, và các nghị quyết của Đại hội đồng. Năm 2012, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết 66/261 về hợp tác giữa LHQ, nghị viện quốc gia và IPU với sự tham gia của 86 quốc gia thành viên LHQ.

LHQ là tổ chức tạo nền tảng cho sự đa phương hóa, đưa các quốc gia thành viên tập hợp lại để cùng thúc đẩy các mục tiêu về hòa bình, nhân quyền và phát triển, trên cơ sở các quyền cơ bản của con người. Trong thế giới toàn cầu hóa, cùng với sự liên kết ngày càng lớn mạnh của các nước, đồng thời là các vấn đề đe dọa đến môi trường và khí hậu, nhiệm vụ của LHQ càng trở nên đầy thách thức. Vì vậy, Nghị viện Quốc gia sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc hỗ trợ LHQ thực hiện các mục tiêu trên. Nghị viện sẽ là cầu nối giữa Chính phủ tham dự trong LHQ và những người dân mà nghị viện đại diện về các vấn đề như hòa bình và an ninh, phát triển bền vững, dân chủ, bình đẳng giới và nhân quyền. Nghị viện là cơ quan thông qua các chính sách và luật pháp để tạo hiệu quả đối với các cam kết quốc tế tại mỗi quốc gia, hoặc thông qua ngân sách để

24

các cam kết có thể được thực thi. Nghị viện cũng có nhiệm vụ yêu cầu Chính phủ giải trình về các cam kết tại các diễn đàn quốc tế cũng như người dân.

IPU là tổ chức liên nghị viện duy nhất có vị trí Quan sát viên thường trực tại LHQ. IPU đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ thi hành các cam kết toàn cầu tại các quốc gia bằng phương thức tăng cường năng lực của nghị viện trong công tác lập pháp, giám sát và đại diện, cũng như cung cấp cho nghị viện các thông tin liên quan đến hoạt động và quá trình ra quyết định của LHQ.

Đến nay, IPU và LHQ đã đồng tổ chức nhiều phiên thảo luận và hội nghị tạo diễn đàn cho các nghị sĩ có cơ hội trao đổi, tiếp xúc và chia sẻ quan điểm với các quan chức của LHQ.17

Các hoạt động gần đây bao gồm phiên thảo luận với Giám đốc Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) (2012), phiên thảo luận với Chủ tịch Diễn đàn thường trực của LHQ về người bản địa, Thư ký điều hành Tổ chức Hiệp ước chống thử vũ khí hạt nhân, và Giám đốc Chiến dịch thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ (2012), phiên thảo luận chuyên đề với Đại diện LHQ về các nước kém phát triển, các nước không giáp biển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, Chủ tịch Hội nghị LHQ về Hiệp ước chống buôn bán vũ khí và Phó Tổng Thư ký Hội nghị LHQ về vấn đề giải trừ vũ khí.

Bên cạnh các hoạt động trên, nghị quyết tại các kỳ Đại hội đồng IPU về các vấn đề quốc tế có liên quan đang được LHQ bàn thảo đã giúp nghị viện đưa ra các cải cách về lập pháp. IPU có Ủy ban Thường trực về các vấn đề của LHQ phụ trách rà soát các hoạt động của nghị viện trong việc thực thi các cam kết quốc tế và tổng hợp các nội dung đóng góp của nghị viện tới quá trình thảo luận của Đại hội đồng LHQ. Đến nay, nhiều nội dung đóng góp của IPU đã được LHQ ghi nhận đưa vào trong nhiều mục tiêu phát triển thế giới như các mục tiêu

17 United Nations (2014), Report of the Secretary-General of UN on the interaction between the UN, IPU and parliaments, pp. 2-4

25

phát triển bền vững hậu 2015, lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới vào chính sách các quốc gia, tăng cường cải cách luật pháp và giải trình về tài chính trong mỗi quốc gia, các vấn đề về xây dựng hòa bình an ninh và hòa giải dân tộc…

Các cam kết quốc tế chỉ có giá trị khi các quốc gia tham gia thực hiện thông qua chính sách, ngân sách và giám sát đảm bảo hiệu quả cam kết. Vì vậy, nghị viện đóng vai trò quan trọng trong quá trình đảm bảo luật pháp chính sách và các chương trình quốc gia phản ánh đúng nguyên tắc và nghĩa vụ được ghi trong các cam kết quốc tế. IPU luôn kết nối với các nghị viện và phối hợp với các cơ quan LHQ để hỗ trợ các nghị viện thực hiện cam kết quốc tế, tiêu biểu là các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên kỷ (MDGs).

Đặc biệt trong lĩnh vực bình đẳng giới (cũng là mục tiêu thứ 3 trong MDGs về tăng số lượng phụ nữ tham chính), IPU tham gia hỗ trợ LHQ trong công tác tổng hợp số liệu về phụ nữ trong chính trị, phối hợp với cơ quan Phụ nữ LHQ (UNWomen) thực hiện nhiều ấn phẩm về phụ nữ tham chính tại các nước. Năm 1995 tại Bắc Kinh, LHQ đã tổ chức Hội nghị Phụ nữ thế giới lần thứ 4 và đưa ra Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh được quốc tế đồng thuận. Cương lĩnh hướng tới thực hiện bình đẳng cho phụ nữ trong 12 lĩnh vực sau: giảm đói nghèo, giáo dục đào tạo, y tế, quyền chính trị và ra quyết định, nhân quyền, xung đột vũ trang, cơ chế thể chế, môi trường, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Kể từ đó đến nay, IPU luôn theo sát các hoạt động tổng kết việc thực hiện cương lĩnh nêu trên, đồng thời cũng tổ chức nhiều buổi hội thảo và đưa ra một số nghị quyết kêu gọi nghị viện tăng cường tiếp tục hành động theo cương lĩnh. Ngoài ra, IPU còn thực hiện một số chuyến thực địa và các chương trình kết hợp với LHQ để tăng cường năng lực của các nghị viện quốc gia.

Hiện nay, nghị viện quốc gia đóng vai trò then chốt trong việc đưa các cam kết toàn cầu vào trong nội dung chính sách và khung chương trình quốc

26

gia. Vì vậy, LHQ và IPU cần tăng cường nỗ lực hơn nữa trong công tác nâng cao năng lực của nghị viện trong lập pháp, giám sát và chức năng đại diện. Như vậy, quan hệ đối tác giữa IPU và LHQ sẽ ngày càng phát triển và đưa ra nhiều chương trình nghị sự thiết thực cho các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)