Hoạt động của Nhóm Nữ Đại biểu Quốc hội

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 88)

6. Cấu trúc luận văn

3.5.3 Hoạt động của Nhóm Nữ Đại biểu Quốc hội

Nhóm Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 2008 theo Nghị quyết số 620/2008/NQ-UBTVQH của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Nhóm có hơn 100 đại biểu, được thành lập với mục tiêu tạo diễn đàn để các nữ đại biểu Quốc hội có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng hoạt động đại biểu cũng như học hỏi kinh nghiệm hoạt động của các nhóm nữ nghị sĩ quốc tế, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội; tạo diễn đàn để các nữ đại biểu có tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đến

84

hoạt động của Quốc hội, đồng thời hỗ trợ cho các đại biểu hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn vai trò đại diện của mình.86

Hoạt động của Nhóm bao gồm: tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức cho nữ đại biểu về các vấn đề liên quan đến nội dung hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, lồng ghép giới trong quy trình lập pháp và vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình…; tham gia các diễn đàn đa phương và song phương, tiếp đón và làm việc với các đoàn khách quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm và góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam và Nhóm nữ nghị sĩ các nước. Ngoài ra, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng tham gia công tác xã hội như đi thăm các gia đình chính sách, trung tâm điều dưỡng người có công, trao tặng học bổng cho học sinh, sinh viên là người khuyết tật, thăm hỏi và động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

Đến nay, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị nhằm cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức cho những đại biểu về những vấn đề có liên quan đến nội dung hoạt động Quốc hội theo từng kỳ họp, theo chương trình nhiệm kỳ, đặc biệt là vấn đề giới, việc triển khai thi hành luật bình đẳng giới, việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, vai trò đại diện của nữ đại biểu Quốc hội, những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đối khí hậu, việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống mua bán người ; cùng với Ủy ban về các vấn đề xã hội tham gia ý kiến về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây dựng pháp luật, cụ thể như : Luật cán bộ, công chức, Bộ luật lao động (sửa đổi), Luật người khuyết

85

tật, Luật phòng, chống mua bán người Luật hòa giải cơ sở, Luật việc làm, Luật đất đai (sửa đổi), Luật hộ tịch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình.… Các Hội thảo này vừa cung cấp thông tin, vừa giúp đại biểu nâng cao kỹ năng trong phân tích, nhận biết về giới, lồng ghép giới.

Ngoài ra, nhằm nâng cao kỹ năng cho nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội, Nhóm đã phối hợp tổ chức một số hội thảo nâng cao kỹ năng lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật, nâng cao kỹ năng giám sát và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, trong việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhóm còn tham gia với Ủy ban về các vấn đề xã hội trong hoạt động tham vấn công chúng, tham gia giám sát về việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới, về việc thực hiện các chính sách pháp luật đối với lao động nữ…

Trong hoạt động đối ngoại, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tích cực tham gia các diễn đàn đa phương; phối hợp tổ chức khảo sát kinh nghiệm xây dựng, giám sát việc thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình tại một số nước trên thế giới và khu vực; cử và đề xuất cử thành viên tham dự các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và khu vực về thúc đẩy bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, sức khỏe sinh sản, dân số, đói nghèo và biến đổi khí hậu,….; trao đổi kinh nghiệm hoạt động của nữ nghị sĩ, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào chính sách, pháp luật.

Các thành viên của Nhóm đã tham gia các hoạt động của Hội nghị nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA) và các nội dung có liên quan trong các kỳ họp Đại hội đồng AIPA. Nhóm đã phối hợp tổ chức hội nghị nhóm nữ đại biểu khu vực về chủ đề vai trò của các nhóm nữ nghị sĩ trong bình đẳng giới (tại Đà Nẵng, 9/2008) và

86

trong phòng, chống bạo lực gia đình (tại Thừa Thiên – Huế, 12/2009), Hôn nhân phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài và mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, do Nhóm nữ đại biểu Quốc hội khu vực phía Nam đăng cai tổ chức (Vĩnh Long, tháng 7/2012), Hội thảo nâng cao kỹ năng của nữ đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri, phát biểu Hội trường và quan hệ với báo chí, do Nhóm đại biểu phía Bắc đăng cai tổ chức (Hải Phòng, tháng 8/2012) và tham gia tích cực các hoạt động của nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA), Mạng lưới nữ nghị sĩ nghị viện Pháp ngữ (APF).87

Với các hoạt động đa dạng, phong phú, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, sự tham gia tích cực của các thành viên, sự phối hợp, ủng hộ của các cơ quan hữu quan, các hoạt động của nhóm đáp ứng mục tiêu đặt ra khi thành lập Nhóm, đó là, tạo diễn đàn để các nữ đại biểu Quốc hội có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng hoạt động đại biểu cũng như học hỏi kinh nghiệm hoạt động của các nhóm nữ nghị sĩ quốc tế, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội; tạo diễn đàn để các nữ đại biểu có tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đến hoạt động của Quốc hội, đồng thời hỗ trợ cho các đại biểu hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn vai trò đại diện của mình. Là một tập thể đoàn kết của các nữ đại biểu Quốc hội, các thành viên Nhóm đã quan tâm, thăm hỏi, động viên lẫn nhau trong công việc và trong những lúc khó khăn trong gia đình; nhóm đã tổ chức khám sức khỏe phụ nữ cho các chị em có nhu cầu để yên tâm hơn trong công tác. Bên cạnh đó, Nhóm cũng tham gia tích cực các hoạt động xã hội như thăm và tặng quà cho trung tâm điều dưỡng thương binh và điều dưỡng người có công với cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, vợ liệt sĩ, nữ thương, bệnh binh, cựu thanh niên xung phong.

87 Báo cáo Tổng kết hoạt động của Nhóm Nữ nghị sĩ Việt Nam từ khi thành lập đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, 23/3/2010

87

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)