Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với IPU

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 68)

6. Cấu trúc luận văn

3.1 Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với IPU

Ngày 21/4/1979, Quốc hội Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên chính thức của IPU. Kể từ đó tới nay, Quốc hội nước ta đã tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của IPU: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, pháp luật, nhân quyền … Kết hợp với các hoạt động thường niên tại Hội đồng Liên minh Nghị viện Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (AIPA), Quốc hội ta đã tạo được một thế đứng vững vàng trên kênh nghị viện đa phương, cả ở khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại diễn đàn này, được bạn bè quốc tế và khu vực đánh giá cao, đã từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Nhóm địa chính trị Châu Á - Thái Bình Dương (năm 2006) và Phó Chủ tịch IPU đại diện cho Nhóm địa chính trị Châu Á - Thái Bình Dương (năm 2010). Tại kỳ họp Đại hội đồng IPU tháng 10/2007 (Giơ-ne- vơ, Thụy Sĩ) lần đầu tiên đại diện của Quốc hội Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành IPU. Hiện nay, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội là Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ IPU của Việt Nam.

Việc tham gia các hoạt động của IPU là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các hoạt động ngoại giao nghị viện của Quốc hội Việt Nam nhằm thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích của Việt Nam; chia sẻ quan điểm về các vấn đề quốc tế thuộc mối quan tâm chung trên toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để ta tiến hành các hoạt động song phương, thông tin quảng bá về Việt Nam tới cộng đồng quốc tế, tăng cường hiện diện góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Đại hội đồng IPU cũng là diễn đàn để Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều nội dung, kinh nghiệm hoạt động và thực tiễn tốt

64

của các nghị viện trên thế giới, đóng góp cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Trong lĩnh vực ngoại giao nghị viện đa phương, Đại hội đồng IPU là sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên phạm vi toàn thế giới. Tham gia Đại hội đồng có lãnh đạo cấp cao của các nghị viện và đông đảo nghị sĩ quốc tế, trong đó có nhiều nghị sĩ đến từ nhiều quốc gia, khu vực mà ta ít có điều kiện tiến hành các hoạt động đối ngoại song phương.

Trong nhiều kỳ Đại hội đồng IPU cũng như các kỳ họp của Hội nghị Nữ nghị sĩ của IPU, nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng đã tham gia tích cực và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm về quản lý, tham vấn trong quá trình ra quyết định và lập pháp, cách thức tăng cường bình đẳng giới trong chính trị cũng như học hỏi các biện pháp tăng cường hơn sự tham gia chính trị của phụ nữ tại Việt Nam. Sự thay đổi đáng kể trong số lượng nữ đại biểu tham gia chính trị tại Việt Nam đã trở thành ví dụ điển hình trong các dự án nghiên cứu khảo sát của IPU. Trong các hội nghị chuyên đề của IPU, nữ đại biểu của Việt Nam cũng có những phát biểu đóng góp đáng kể, đại diện cho tiếng nói của nữ nghị sĩ Việt Nam trên diễn đàn quan trọng này. Các nữ lãnh đạo Việt Nam đã từng nhiều lần tham dự Hội nghị Nữ Lãnh đạo Nghị viện của IPU, tiêu biểu năm 2010, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tham dự Hội nghị Nữ Tổng thư ký Nghị viện lần thứ 6 diễn ra tại Thụy Sĩ. Trong hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội đã có bài tham luận về cách thức xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em.67

Đến nay, nhiều chính sách, luật pháp của Việt Nam về bình đẳng giới trong chính trị một phần cũng được tham khảo từ những nghiên cứu, nghị quyết của IPU.

67 Women Speakers take action on maternal, child and newborn health, IPU 6th annual meeting of women speakers of parliament, Switzerland, July 2010

65

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)