Tổ chức các cuộc họp hội thảo, chuyên đề đặc biệt

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 54)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.4 Tổ chức các cuộc họp hội thảo, chuyên đề đặc biệt

Ngoài các phiên họp chính của Hội nghị Nữ nghị sĩ, IPU cũng tổ chức nhiều phiên thảo luận chuyên đề, hội thảo bàn luận về các vấn đề liên quan đến chính sách, phụ nữ và trẻ em. Các hội nghị chuyên đề thường được tổ chức bao

50

gồm: Hội nghị Nữ Tổng thư ký Nghị viện, Hội nghị tổng kết về Phụ nữ trong chính trị, Hội nghị khu vực về Nghị viện và bình đẳng giới, Hội thảo dành cho các nghị sĩ trong các ủy ban chuyên môn về phụ nữ thảo luận về bình đẳng giới, Hội nghị về Vai trò của các ủy ban nghị viện trong việc lồng ghép vấn đề giới và nâng cao địa vị của phụ nữ…Kết quả thảo luận và báo cáo của các hội nghị này sẽ được tập hợp và chuyển thành dạng tài liệu mở đăng tải trên trang điện tử chính thức của IPU để công chúng có thể tiếp cận và tham khảo. Ngoài ra, đại biểu tham dự đến từ các nước đều đồng thuận sẽ báo cáo kết quả tham gia các hội nghị với nghị viện để có thể nhân rộng thêm thông tin cũng như chia sẻ nhiều hơn kinh nghiệm của các nước, nhất là những nước đang trong quá trình cải cách hiến pháp và chính trị.

Có rất nhiều nữ nghị sĩ trên toàn thế giới tới tham dự các hội nghị trên và tham gia đóng góp ý kiến và thảo luận. Đây chính là nơi để các nữ nghị sĩ thể hiện quan điểm và chính kiến về các vấn đề liên quan đến quyền của phụ nữ, đặc biệt là quyền chính trị. Ví dụ, tại Hội nghị Nữ Lãnh đạo Nghị viện năm 201349, đại diện đến từ nhiều nghị viện đã bàn thảo về vấn đề bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới và lồng ghép với các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) hậu 2015, đồng thời các vị lãnh đạo là nữ tại các nghị viện đã trao đổi kinh nghiệm và đưa ra nhiều giải pháp trong việc tác động đến các cơ chế ra quyết định theo hướng ủng hộ sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong chính trị. Năm 2012 tại New Delhi, Hội nghị Nữ Lãnh đạo Nghị viện còn đưa ra sáng kiến kêu gọi các Nghị viện tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử và nâng tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới trong các chương trình nghị sự của nghị

49 “Eighth meeting of Women Speakers of Parliament (USA, 12-13 October 2013)”, truy cập ngày 17/4/2014, http://ipu.org/splz-e/wmnspk13.htm

51

viện50. Năm 2010, IPU đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh (năm 1995) về thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền chính trị cho phụ nữ51

. Hội nghị đã tạo diễn đàn cho các nghị sĩ đánh giá tiến trình phụ nữ tham gia vào nghị viện trên khắp thế giới sau Tuyên bố Bắc Kinh, nhận xét các biện pháp thực hiện và thách thức còn gặp phải trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong nghị viện. Tại Hội thảo về Vai trò của các ủy ban nghị viện trong việc lồng ghép vấn đề giới và nâng cao địa vị của phụ nữ năm 2006 và 200752

, các nghị sĩ lại có cơ hội được trao đổi với nhau các cách thức để phát triển quan hệ hợp tác giữa các ủy ban về vấn đề giới của nghị viện và chính phủ cùng các tổ chức dân sự để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh chồng lấn công việc với các ủy ban khác, đồng thời hội thảo cũng đưa ra các phương pháp xây dựng ngân sách dành cho việc thực hiện lồng ghép bình đẳng giới quy định luật pháp. Tại những hội nghị trên, IPU đều mời các chuyên gia, quan chức của các tổ chức quốc tế, các cơ quan của LHQ tới làm quan sát viên, diễn giả để thuyết trình và đánh giá công tác thúc đẩy bình đẳng giới của IPU.

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)