6. Cấu trúc luận văn
3.5.2 Trong hoạt động lập phá p giám sát
Bình đẳng giới là một thuật ngữ mới, được du nhập vào Việt Nam cùng với quá trình giao lưu, hội nhập của nước ta với thế giới. Thực chất vấn đề cốt lõi nhất của bình đẳng giới đã được đề cập ngay trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông dương năm 1930 và được phát triển cụ thể hóa trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và trong hệ thống pháp luật của nước ta đó là tư tưởng nam - nữ bình quyền, đàn bà ngang quyền với đàn ông, không có sự phân biệt nam nữ trong mọi lĩnh vực. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên
85 “Thông tin bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII”, truy cập ngày 5/5/2014, http://dbqh.na.gov.vn/thong-tin-bau- cu/XII.aspx
79
chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.
Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua vào cuối năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 đã quy định "Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó." (Điều 5). Và quy định bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình bao gồm: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế; Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động; Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế; Bình đẳng giới trong gia đình.
Luật Bình đẳng giới (2006) quy định việc bảo đảm nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, theo đó việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật. Để có thể bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giới được thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong quá trình
80
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó phải xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam; Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Theo đó luật quy định: Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung: xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết; Dự báo tác động đối với nữ và nam; Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới đó và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này được thẩm định trước khi trình văn bản sang giai đoạn thẩm tra dự án. Điều đó có nghĩa các nội dung: Xác định vấn đề giới; Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới và việc thực hiện quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo được xem xét lại. Tuy nhiên để bảo đảm vấn đề bình đẳng giới đã được xem xét, bổ sung đầy đủ, trong dự án, dự thảo trình Quốc hội thông qua, Luật quy định giao cho Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia với Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban khác của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua. Nội dung thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới tập trung xác định vấn đề giới; Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; Việc tuân thủ thủ tục và trình tự đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo; Tính khả thi của dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới. Đồng thời, Điều 36 của Luật Bình đẳng giới cũng quy định
81
trách nhiệm giám sát việc thực hiện Luật bình đẳng giới của các cơ quan dân cử, trong đó có trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban.
Theo luật pháp quy định, một trong những nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là lập dự án về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và trình Quốc hội quyết định; chỉ đạo việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật; cho ý kiến về các dự án luật. Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội chuẩn bị các vấn đề trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định.Với cách thức hoạt động và làm việc này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng hoạt động của Quốc hội nói chung và bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới nói riêng. Những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới đều có thể được đưa ra thảo luận tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội từ nội dung liên quan đến giới chưa được thể hiện trong dự án, trong báo cáo đến các quy trình thủ tục lồng ghép giới chưa được tuân thủ đầy đủ cũng như việc yêu cầu các cơ quan, tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật về bình đẳng giới... Với những dự án, báo cáo không đạt yêu cầu, trong đó có những vấn đề bình đẳng giới thì các cơ quan, tổ chức có liên quan phải chỉnh sửa, hoàn chỉnh tốt thì mới được Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình để trình Quốc hội xem xét, thảo luận và quyết định.
Với vị trí của mình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò, trách nhiệm rất lớn, trong đó có vai trò tác động đến hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban, thúc đẩy Hội đồng Dân tộc và các ủy ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong đó có nhiệm vụ bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới. Trong
82
quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Ủy ban thường vụ Quốc hội thường xuyên thảo luận, cho ý kiến về bình đẳng giới thông qua những vấn đề cơ quan trình, cơ quan thẩm tra báo cáo những vấn đề liên quan đến nội dung bình đẳng giới cũng như việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, báo cáo. Từ việc thảo luận đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đòi hỏi cơ quan trình, cơ quan thẩm tra làm sâu sắc thêm những vấn đề bình đẳng giới cũng như việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong dự án, báo cáo để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
Thông qua việc xem xét cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội phát hiện những vấn đề còn khiếm khuyết, chưa đầy đủ của dự án, báo cáo về nội dung bình đẳng giới. Với thẩm quyền của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan phải chỉnh sửa, bổ sung cho đầy đủ. Nhờ đó mà vấn đề bình đẳng giới được bảo đảm thực hiện trong xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
Đối với chức năng nhiệm vụ của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban, pháp luật quy định các cơ quan này cần bảo đảm thực hiện quy trình lồng ghép giới cũng như phân tích các tác động về bình đẳng giới khi xây dựng các dự án, dự thảo trình Quốc hội. Trong quá trình thẩm tra, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban cần phân tích, chỉ ra các khiếm khuyết mà dự án, dự thảo, báo cáo mà Chính phủ trình Quốc hội chưa thể hiện đầy đủ, toàn diện vấn đề liên quan đến bình đẳng giới.
Việc ban hành luật thể hiện được các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, bảo đảm cho việc các dự án, dự thảo, báo cáo đã được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới là một việc hết sức khó khăn, song việc đưa các quy định này vào cuộc
83
sống lại càng khó khăn hơn. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban có trách nhiệm giám sát việc thực hiện luật. Để thực hiện trách nhiệm giám sát việc thực hiện bình đẳng giới, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban đã có nhiều hoạt động thu thập thông tin từ tổ chức các hoạt động nghe báo cáo của các Bộ, ngành, của các địa phương cơ sở cho tới tổ chức các đoàn giám sát, khảo sát ở địa phương, cơ sở; nghiên cứu, nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của cử tri. Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban tổ chức các hoạt động phân tích, đánh giá và nêu các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan bị giám sát. Các kiến nghị đó thường là phát huy các thành tựu và khắc phục các khiếm khuyết, tồn tại trong việc thực hiện bình đẳng giới, đồng thời nghiên cứu để xây dựng trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh hoặc ban hành mới những nội dung liên quan đến bảo đảm thực hiện bình đẳng giới. Chính việc thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm này, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban đã thúc đẩy, bảo đảm cho việc thực hiện bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực ngày một tốt hơn.