Các cơ chế tổ chức dành cho Nữ nghị sĩ tại IPU

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 31)

6. Cấu trúc luận văn

1.4 Các cơ chế tổ chức dành cho Nữ nghị sĩ tại IPU

1.4.1 Hội nghị Nữ nghị sĩ

Được thành lập vào năm 1889, IPU thường có tỷ lệ phụ nữ tham gia vào chính trị quốc gia thấp. Do bất mãn với việc không thể tạo được sức ảnh hưởng tới các chương trình và chính sách của IPU, một nhóm hoạt động nhỏ đã có sáng kiến thành lập một cuộc họp của phụ nữ tại IPU vào năm 1978.

Cho đến năm 1983, các hội nghị của nữ nghị sĩ mới được tổ chức một vài lần trong các phiên họp của IPU, với các hình thức hội nghị riêng, tiệc trưa hoặc họp trong các buổi tiệc trà. Năm 1983, các nữ nghị sĩ đã lên tiếng kêu gọi thành lập một tổ chức liên hiệp độc lập dưới sự giám sát của IPU. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, IPU quyết định sẽ tổ chức thường niên cuộc họp dành cho các nữ nghị sĩ với mục đích giúp nâng cao tiếng nói và lợi ích của phụ nữ, bởi trong các cuộc họp này phụ nữ có thể đưa ra các công cụ và hình thức nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách, công việc và quyết định của tổ chức IPU.

Từ năm 1986, Đại hội đồng IPU tổ chức phiên họp cả ngày, do vậy nữ nghị sĩ có thể quyết định các chiến lược nhằm nêu lên quan điểm và mối quan tâm trong phiên họp. Vào tháng 4 năm 1990, IPU đã chính thức soạn thảo văn bản quy định vai trò, mục tiêu và phương thức hoạt động của Hội nghị Nữ nghị sĩ và thành lập Ủy ban điều phối Nữ nghị sĩ, đây là cơ cấu ủy ban thường trực có

27

nhiệm vụ điều phối và đảm bảo sự thông suốt của các hoạt động.18

Được tổ chức dưới sự lãnh đạo của một nữ nghị sĩ từ nước chủ nhà trong từng kỳ họp, vì vậy Hội nghị Nữ nghị sĩ sẽ có sự tham dự của các quan chức cấp cao thuộc nghị viện và chính phủ nước đó. Ban Thư ký IPU chính thức cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho Ủy ban. Theo đó, chương trình của Hội nghị bao gồm hai phần: Phần một, thảo luận dự thảo các nghị quyết sẽ được thông qua tại Đại hội đồng IPU đang diễn ra, trong đó chủ yếu xem xét đề xuất các chỉnh lý nhằm bảo đảm lồng ghép vấn đề giới, quan điểm và mối quan tâm của các nghị sĩ nữ trong các quyết định của Đại hội đồng; Phần hai, thảo luận các vấn đề cụ thể theo chương trình nghị sự đã được Ủy ban điều phối nữ nghị sĩ thông qua. Hoạt động này thường gắn với việc mời các nữ chính khách, các nhân vật có uy tín trong các lĩnh vực được đề cập đến nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm.

Kết quả của mỗi Hội nghị Nữ nghị sĩ sẽ gồm: các đề xuất chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng IPU; các báo cáo riêng về vấn đề giới; ban hành nghị quyết, tuyên bố riêng của Hội nghị.

Hội nghị Nữ nghị sĩ diễn ra dưới sự chủ tọa của một nữ nghị sĩ nước chủ nhà. Nữ lãnh đạo cao cấp của nghị viện nước chủ nhà sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch hội nghị, chủ trì và thay mặt hội nghị báo cáo kết quả với Đại hội đồng. Chủ tịch Hội nghị Nữ nghị sĩ sẽ là thành viên của Ủy ban điều phối nữ nghị sĩ từ kỳ Đại hội đồng trước đó và tiếp tục đảm nhiệm cương vị thành viên trong hai năm tiếp theo. Hội nghị Nữ nghị sĩ được khai mạc chính thức với sự hiện diện của các quan chức cao cấp nhất của chính phủ và nghị viện nước chủ nhà.

Tháng 4 năm 1998, các nữ nghị sĩ kiến nghị trong mỗi đoàn đại biểu tham dự IPU, đại biểu nữ cần đóng vai trò trung tâm trong việc truyền tải các thông tin về hoạt động của IPU trong thúc đẩy hợp tác giữa đại biểu nam và nữ tới các nữ

18 “Meeting of Women Parliamentarians, Historical Development”, truy cập ngày 20/3/2014, http://ipu.org/wmn- e/meeting.htm

28

nghị sĩ khác, bất kể họ thuộc đảng chính trị nào và cả khi họ thuộc các Nghị viện khác. Kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về công việc của IPU trong lĩnh vực này giữa các nghị viện quốc gia, đồng thời làm phong phú hơn các hoạt động của IPU thông qua ý kiến và kinh nghiệm của nghị viện các quốc gia.

Năm 1999, IPU đã bổ sung thêm điều khoản mới vào Điều lệ và Quy chế của Liên minh, chính thức công nhận Hội nghị Nữ nghị sĩ và Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ. Điều lệ của Hội nghị và Ủy ban điều phối được thông qua tại Hội nghị lần thứ 100 của IPU ở Brussels. Ngoài ra, theo quy định mới của Quy chế, Chủ tịch Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ sẽ đồng thời là thành viên Ban Chấp hành. Sáng kiến này góp phần giúp bổ sung tiếng nói của những nữ nghị sĩ thuộc Ban Chấp hành, do đó họ là đại biểu đại diện cho các thành viên nữ của IPU.

Hội nghị Nữ nghị sĩ có sự tham gia của các nữ đại biểu đại diện cho các nghị viện thành viên của IPU, đại biểu nam cũng có thể đóng góp vào công việc của hội nghị

Mục tiêu hoạt động của Hội nghị Nữ nghị sĩ nhằm:

- Thúc đẩy sự phát triển số lượng nữ nghị sĩ tham dự các cuộc họp của IPU; - Thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa của nữ nghị sĩ trong các vị trí cấp cao trong IPU;

- Giúp phụ nữ hiểu hơn về vị thế của mình trong nước cũng như khu vực và về các chiến lược và cơ chế phát triển tại các nước trong việc đáp ứng các mối quan tâm của phụ nữ;

- Xây dựng mạng lưới các nữ nghị sĩ gồm cả những nghị sĩ không tham gia IPU; - Nghiên cứu về các chủ đề trong chương trình nghị sự của Hội nghị IPU dưới quan điểm của các nhà nữ lập pháp nhằm phát triển chiến lược để giúp đoàn đại biểu các nước hiểu được mối quan tâm của phụ nữ và thúc đẩy các mục tiêu phát triển trong các phiên họp toàn thể của IPU và các ủy ban;

29

- Nghiên cứu các chủ đề phù hợp trong hội nghị IPU.

Đến nay, những thành tựu mà các cơ chế của nữ nghị sĩ trong IPU đã đạt được bao gồm19: Tăng cường nhận thức về vấn đề giới trong IPU, từ đó phát triển các chương trình ổn định về các vấn đề của phụ nữ, tập trung vào sự tham gia chính trị của phụ nữ; Thống nhất nhận thức sự hội nhập chính trị thấp của phụ nữ là nguyên nhân căn bản của tình trạng thâm hụt dân chủ toàn cầu; Ủng hộ tích cực các nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ, cùng với sự thừa nhận sự khác biệt và bổ sung cho nhau; Thúc đẩy bình đẳng giới và quan hệ đối tác giữa hai giới, coi đó là tiền đề cơ bản nhằm đạt được một hình thức dân chủ hơn trong cơ cấu chính phủ nói riêng và xã hội dân chủ nói chung; Hành động để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ; Nâng cao nhận thức về tác động của truyền thông đối với tình trạng của phụ nữ và việc xây dựng hình ảnh của các chính trị gia nữ trước công chúng; Tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của các nữ nghị sĩ; Thiết lập cơ chế chính thức thông qua đó Hội nghị Nữ nghị sĩ trình bày báo cáo về công việc của mình và đưa ra các kiến nghị đối với Hội đồng Điều hành; Ngày càng có nhiều và thường xuyên hơn các vấn đề liên quan tới phụ nữ hoặc đại diện cho các mối quan tâm của phụ nữ được đưa vào chương trình nghị sự của IPU.

1.4.2 Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ

Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ là cơ quan giúp việc cho Hội nghị Nữ nghị sĩ với vai trò chuẩn bị cho các cuộc họp của hội nghị, đảm bảo trao đổi liên lạc và phối hợp thường xuyên giữa các nữ nghị sĩ, đồng thời điều phối hoạt động giữa cơ chế hội nghị, ban thường trực và các cơ quan khác của IPU20

. Ủy ban họp thường niên hai lần một năm. Ủy ban bao gồm các nữ nghị sĩ thuộc Ban Chấp hành của IPU; Cựu Chủ tịch Hội nghị Nữ Nghị sĩ; hai đại biểu thuộc mỗi nhóm

19

“Meeting of Women Parliamentarians”, truy cập ngày 20/3/2014, http://www.ipu.org/wmn-e/meeting.htm

20 IPU (2014), Rules of the Coordinating Committee of Women Parliamentarians, (Adopted in April 1999 and amended in April 2003, April 2008 and March 2014)

30

địa chính (những đại biểu này phải do Hội nghị Nữ nghị sĩ bầu ra cho nhiệm kỳ 04 năm).

1.4.3 Nhóm Đối tác về Giới

Tại cuộc họp chuyên đề tại New Delhi, ngày 14-18 tháng 2 năm 1997, IPU đã thông qua kết luận về chủ đề “Hướng tới sự hợp tác giữa nam và nữ trong chính trị”. Theo đó, IPU đã thống nhất quyết định rằng công việc chung của tổ chức cần phải xem xét thường xuyên và rõ ràng hơn, nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động để nâng cao sự hợp tác đối tác giữa nam và nữ, được coi là “một nhân tố vững chắc của nền dân chủ”.21

Do đó, Liên minh đã thành lập Nhóm Đối tác về Giới gồm hai nam và hai nữ nghị sĩ. Những đại biểu này được giao nhiệm vụ quan sát và tổng hợp các mối quan tâm và đảm bảo rằng các quan điểm của cả hai giới đều được xem xét công bằng trong các hoạt động và quyết định của IPU.

Nhóm Đối tác về Giới xây dựng báo cáo hai lần một năm để trình lên Hội đồng Điều hành của IPU. Đồng thời, khi vừa mới thành lập, nhóm đã sáng kiến thiết lập quy định mới về bình đẳng nam nữ, đặc biệt là nội dung quy định về thành viên trong các đoàn đại biểu tham dự Đại hội đồng IPU, ít nhất mỗi đoàn phải có sự tham dự của một nữ nghị sĩ; các đoàn sẽ buộc phải rút bớt hai phiếu bầu nếu trong thành phần đoàn không có đại biểu nữ tham dự.

1.5 Tiểu kết

Liên minh Nghị viện Thế giới là tổ chức liên nghị viện lâu đời nhất thế giới với hơn 125 năm lịch sử hoạt động. Mỗi kỳ Đại hội đồng tổ chức thu hút hơn 160 nghị viện quốc gia tham dự với hơn 1600 nghị sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Đây là diễn đàn giúp các nghị sĩ bàn thảo về nhiều vấn đề thuộc mối quan

31

tâm chung của quốc tế cũng như những vấn đề nóng bỏng mang tính cấp bách liên quan đến an ninh, hòa bình thế giới. Ngoài ra, IPU cũng chú trọng tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề về các vấn đề như thương mại, môi trường, dân chủ, nhân quyền.

Đặc biệt về vấn đề nhân quyền, IPU luôn có nhiều hoạt động liên quan đến nâng cao và bảo vệ quyền của phụ nữ. Nhiều nghị quyết cũng như tuyên bố của IPU luôn tập trung nêu cao chủ đề bình đẳng giới, kêu gọi các nghị viện thành viên hợp sức thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. IPU luôn hướng tới là tổ chức đi đầu trong lĩnh vực tăng quyền chính trị của phụ nữ. Tổ chức đã xây dựng nhiều cơ chế dành riêng cho các đại biểu nữ tham dự gồm Hội nghị Nữ nghị sĩ, Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ, Nhóm Đối tác về Giới. Đây là những cơ chế trọng tâm tạo diễn đàn bên trong IPU dành cho các đại biểu nữ là nghị sĩ tại các nghị viện thành viên tới chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về các chủ đề cũng như biện pháp nhằm tăng cường năng lực của phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong chính trị, cũng như các biện pháp chung để nâng cao đời sống cho phụ nữ, chống các nạn buôn người và bạo hành phụ nữ trên thế giới.

Cùng với LHQ, Liên minh Nghị viện Thế giới đã và đang là tổ chức quốc tế hoạt động phục vụ vì các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong đó có mục tiêu tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ.

32

Chƣơng II Những hoạt động của IPU thể hiện vai trò thúc đẩy sự tham gia chính trị của phụ nữ

2.1 Tăng cƣờng nhận thức về ảnh hƣởng của phụ nữ trong chính trị

2.1.1 Tăng số lƣợng nữ nghị sĩ tham dự trong các cuộc họp nghị sự và cơ cấu tổ chức IPU

Làn sóng nữ quyền trên thế giới bắt đầu từ thế kỷ 19 khi phụ nữ đứng lên đòi quyền bầu cử và tăng thêm quyền bình đẳng về chính trị và luật pháp. Đến những năm 1960, phụ nữ trong làn sóng nữ quyền lần thứ hai đứng lên đấu tranh đòi quyền bình đẳng và được công nhận nhiều hơn trong xã hội. Làn sóng thứ ba bắt đầu từ những năm 1990 và tiếp tục đến ngày nay với các hoạt động đấu tranh để có được sức ảnh hưởng nhiều hơn trong chính trị.22

Các làn sóng nữ quyền trong lịch sử đã đạt được nhiều thành tựu to lớn khẳng định vị trí của phụ nữ trong xã hội và chính trị cũng như thay đổi các quan niệm cố hữu về phụ nữ. Từ khi phong trào nữ quyền tại các nước phát triển và đạt được nhiều thành công, IPU đã luôn coi bình đẳng giới là nhân tố then chốt của một nền dân chủ. Trong Tuyên bố toàn cầu về Dân chủ năm 199723, IPU đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa dân chủ và việc cân bằng sự tham gia của nam và nữ trong chính trị, đặc biệt trong nghị viện. Tổ chức IPU luôn kiên trì đấu tranh cho nền dân chủ được phổ biến trên toàn thế giới và đáp ứng các yêu cầu dân chủ bình đẳng giữa nam và nữ, như vậy nền dân chủ mới thể hiện rõ nét tính đại diện và bền vững.

Theo kết quả sửa đổi vào năm 1988, Điều lệ của IPU quy định rằng Ban Chấp hành bao gồm ít nhất 2 phụ nữ trong số 12 thành viên của ban. Người phụ

22

A short history of Feminism, The Women „s Conference, 2010

23 Universal Declaration on Democracy, 161st session of the Inter-Parliamentary Council, Cairo, 16 September 1997

33

nữ đầu tiên trở thành thành viên của cơ quan điều hành cao nhất này đã được bầu vào năm đó, và từ đó trở đi Ban Chấp hành thường xuyên có từ 2 đến 5 thành viên là nữ. Năm 1990, Điều lệ của IPU đã quy định rằng “Nghị viện thành viên ít nhất cần có một nữ đại biểu trong đoàn tham dự các kỳ họp toàn thể của IPU”. Điều lệ sửa đổi của Đại hội đồng IPU năm 1991 bổ sung thêm quy định cân bằng tỷ lệ giới trong các ủy ban dự thảo. Điều lệ sửa đổi năm 1995 về ngôn ngữ của Điều lệ và Quy chế của IPU quy định loại bỏ bất kỳ từ ngữ nào có xu hướng tập trung vào một giới tính riêng biệt24. Kể từ đó, Ban Thư ký IPU đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị bảng thống kê sự thay đổi trong số lượng nữ đại biểu tham dự các kỳ họp của IPU (xem bảng 2.6, Phụ lục). Con số thống kê cho thấy, so với tỷ lệ tham gia trung bình của Nghị viện quốc gia từ năm 1989-1990, thì số lượng nữ nghị sĩ tham dự IPU đã tăng lên đáng kể (xem Bảng 2.1 và Bảng thống kê trong phần Phụ lục).

Bảng 2.1 Số liệu thống kê Nữ nghị sĩ trong các đoàn đại biểu tham dự Đại hội đồng IPU25

24

“Achievements with regard to the status of women”, truy cập ngày 23/3/2014, http://www.ipu.org/wmn- e/meeting.htm

34

Để có thể đạt được sự thay đổi như vậy, ngoài việc đề cập đến yêu cầu về số lượng bình đẳng nam nữ trong đoàn tham dự trong thư mời và thư triệu tập chính thức của từng hội nghị, hai nhân tố khác góp phần làm tăng sự tham gia của nữ nghị sỹ đó là: Sự quan tâm của IPU trong việc tăng vị thế của phụ nữ và

Một phần của tài liệu Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động chính trị (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)