6. Cấu trúc luận văn
3.4 Khái quát về quá trình phụ nữ Việt Nam tham gia chính trị trong những
thập niên gần đây
Từ những năm thời kỳ Bắc thuộc, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện ý chí kiên cường bất khuất, tham gia vào các cuộc khởi nghĩa giành lại tự do cho đất nước; điển hình là cuộc khởi nghĩa do hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo (vào năm 40 đầu Công nguyên). Chiến thắng cuộc chiến chống quân xâm lược của Hai Bà Trưng đã khẳng định tư chất lãnh đạo của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Lịch sử phong kiến Việt Nam còn ghi danh nhiều vị nữ anh hùng như Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, vợ ba Cai Vàng, vợ ba Đề Thám…cho đến Thái hậu Ỷ Lan giúp vua trị nước bình thiên hạ.
Đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tham gia vào nhiều phong trào đấu tranh, thành lập và xây dựng các tổ chức giải phóng do phụ nữ lãnh đạo (như Hội phụ nữ Dân chủ năm 1936, Đoàn phụ nữ cứu quốc năm 1941, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 1946). Sự thành lập của các tổ chức này đã tạo dựng được tiếng nói và vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội. Cùng với nam giới, phụ nữ đã tham gia bầu cử, đóng góp ý kiến vào công tác chính quyền và nắm giữ nhiều vị trí trọng trách trong bộ máy nhà nước và các đoàn thể quần chúng.75
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay, phụ nữ Việt Nam vẫn không ngừng trưởng thành, năng động tham gia nhiều lĩnh vực trong xã hội trong đó một phần lớn số lượng phụ nữ đã có nhiều đóng góp trên lĩnh vực chính trị. Năm 2010, tỷ lệ đảng viên nữ đạt 32,8%. Tỷ lệ này tăng đáng kể từ năm 2005, khi số
74
đảng viên nữ chỉ chiếm 20,9%76
. Mặc dù tăng những tỷ lệ đảng viên nữ vẫn thấp hơn rất nhiều tỷ lệ đảng viên nam. Như vậy dẫn đến thực trạng nhiều vị trí lãnh đạo trong cơ quan hành chính của nhà nước sẽ có ít ứng cử viên nữ. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2011-2016 là 24,4% thấp hơn bốn nhiệm kỳ trước như trong biểu đồ minh họa (xem Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Biểu đồ Phần trăm nữ đại biểu trong Quốc hội Việt Nam theo nhiệm kỳ77
Theo số liệu thống kê, phụ nữ chỉ chiếm 31,4% ứng viên trong bầu cử trên toàn quốc năm 2011. Trong số 260 ứng viên nữ, chỉ 122 người trúng cử, trong khi đó tỷ lệ trúng cử của các ứng viên nàm là 67%. Trong nhiệm kỳ 2011-2016, Quốc hội có hai (trong tổng số bốn) Phó Chủ tịch Quốc hội là nữ, tỷ lệ tăng so với hai nhiệm kỳ trước. Trong Ủy ban Thường vụ, hai trong số 12 thành viên là nữ. Tỷ lệ này giảm từ 26,7% xuống 14,3% trong khóa X và XI. Nhìn chung, tỷ lệ đại diện nữ với tư cách là thành viên của các Ủy ban tăng ít so với nhiệm kỳ
76
Tổng cục thống kê Việt Nam (2012), Thống kê giới ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010
77“Danh sách Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội”, truy cập ngày 5/5/2014, http://www.na.gov.vn/tailieukyhop/LDQHvaNN13/dsachUB.htm
75
trước. Trong nhiệm kỳ 2007-2011, 22,8% thành viên các Ủy ban là nữ, trong khi nhiệm kỳ hiện nay là 23,6%. Số lượng nữ Chủ nhiệm Ủy ban giảm xuống còn hai, còn số lượng nữ Phó Chủ tịch tăng một.78 Là thành viên của một Ủy ban hay Hội đồng, đại biểu có cơ hội tác động tới các quyết định trong một lĩnh vực cụ thể. Các phiên họp của Quốc hội chỉ kéo dài trong hai tháng và diễn ra hai kỳ họp trong một năm. Vậy nên cần đánh giá tỷ lệ đại diện nữ tại các Ủy ban và Hội đồng trong tương quan so sánh với các đại biểu nữ không được bầu cử tham gia vào các hoạt động khác của Quốc hội. Các thành viên kiêm nhiệm của Ủy ban cũng có ít cơ hội tác động tới quá trình ra quyết sách. Số liệu thống kê cho thấy trong số các thành viên chuyên trách của Ủy ban, phụ nữ chỉ chiếm 17,5%.79 Tỷ lệ đại diện nữ ở cấp tỉnh, huyện và xã tăng đã tăng trong những nhiệm kỳ gần đây. Tỷ lệ này tăng đáng kể ở cấp xã, từ 16,1% năm 1994 lên 27,7% năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ Chủ tịch Hội đồng nhân dân lại thấp từ 1,56% ở cấp tỉnh đến 4,09% ở cấp xã. Phụ nữ giữ vị trí Phó Chủ tịch nhiều hơn và tỷ lệ tăng đáng kể so với các nhiệm kỳ trước. Ở cấp Ủy ban nhân dân, tỷ lệ nữ đại diện thấp tương tự, tuy nhiên, tỷ lệ đại diện nữ Phó Chủ tịch tăng không nhiều.80
Hiện nay, Việt Nam xếp thứ 83 trên 129 quốc gia về số lượng nhà lập pháp và quản lý cao cấp. Khi xét đến số lượng nữ Bộ trưởng, Việt Nam xếp thứ 124 trên 129 quốc gia.81 Việt Nam hiện có 22 bộ trưởng, trong đó có hai bộ trưởng nữ (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Y tế). Nếu tính tất cả các cơ quan ngang bộ, nữ bộ trưởng chỉ chiếm 3,3%. Trong số 111 vị trí thứ trưởng, có
78 “Số liệu tổng quát về các kỳ bầu cử Quốc hội từ khóa I đến khóa XIII”, http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1454/C1455/#p8voLhZPlwRH
79 “Danh sách Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội”, truy cập ngày 4/5/2014, http://www.na.gov.vn/tailieukyhop/LDQHvaNN13/dsachUB.htm
80 “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 - Một bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, truy cập ngày 4/5/2014,
http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/296/language/vi-VN/B-u-c-d-i-bi-u-Qu-c-h-i-khoa-XIII-va- d-i-bi-u-H-i-d-ng-nhan-dan-cac-c-p-nhi-m-k-2011-2016-M-t-b-c-xa.aspx
76
9 thứ trưởng nữ. Ở cấp vụ trưởng và phó vụ trưởng, chỉ có khoảng 6,8% vụ trưởng và 12,4% phó vụ trưởng là nữ. Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo có số lượng nữ lãnh đạo cao nhất.82
Trong thập kỷ vừa qua, sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong nghị viện trên thế giới đã dần tăng lên. Năm 2011, tỷ lệ tham gia và đại diện của phụ nữ toàn cầu là 19,5% tăng hơn so với 19% năm 2010. Vào cuối năm 2011, Việt Nam xếp thứ 43 so với các nước khác về sự tham và đại diện nữ trong chính trị, giảm so với vị trí thứ 36 năm 2010 và năm 2009, thứ 33 năm 2008, thứ 31 năm2007, thứ 25 năm 2006 và thứ 23 năm 2005. Việt Nam là một trong 21 quốc gia có tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị giảm ở cấp quốc gia năm 2011. Trong số các khu vực địa lý, Châu Á có tỷ lệ trung bình là 18,3% hơi thấp hơn trung bình của thế giới và cũng là khu vực có tỷ lệ đại diện tăng thấp nhất kể từ năm 1995. Đông Ti-mo và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào có tỷ lệ tham gia và đại diện của phụ nữ cao nhất ở cấp quốc gia (32,3% và 25%). Trong số các quốc gia một đảng cầm quyền, Việt Nam xếp thứ 3 trên 7 quốc gia về tỷ lệ đại diện nữ ở cấp độ quốc gia. Tỷ lệ đại diện nữ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cuba là 25% và 45%.83