Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank (Trang 26)

1.4.2.3 1.4.2.3

1.4.2.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàngNguyên nhân từ phía ngân hàngNguyên nhân từ phía ngân hàngNguyên nhân từ phía ngân hàng Lỏng lẻo trong cơng tác kiểm tra nội bộ:

Kiểm tra nội bộ cĩ điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà Nước ở tính thời gian vì nĩ nhanh chĩng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với cơng việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, cơng việc kiểm tra nội bộ của các Ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức là chính, chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức.

Chính sách tín dụng chưa đạt đến tầm chiến lược trong quá trình hoạt động kinh doanh:

Chính sách tín dụng giữ vai trị quan trọng trong việc định hướng lĩnh vực đầu tư, cơ cấu tín dụng cũng như quy định các chính sách cho vay và cơ chế giám sát thực hiện quản lý vốn vay của Ngân hàng. Tuy nhiên, chính sách tín dụng hiện nay của các NHTM phần lớn chưa đạt được đến tầm chiến lược, chưa triệt để tuân theo quy tắc thị trường, thậm chí cịn bị cuốn theo các khẩu hiệu kinh tế và chủ nghĩa thành tích. Song song với những khiếm khuyết trong việc thiết lập chính sách, các quy trình tín dụng được đề ra chưa đảm bảo tính hợp lý và chặt chẽ như thơng tin cần được thực hiện trong các bước quy trình khơng được chi tiết, đầy đủ và mối quan hệ giữa các bước chưa được nhận thức đúng đắn. Thêm vào đĩ, quy trình và chính sách tín dụng chưa vận dụng một cách nghiêm túc.

Bố trí cán bộ thiếu đạo đức:

Đạo đức là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Nhiều vụ án kinh tế lớn trong những năm gần đây đều liên quan đến sự tha hĩa, biến chất của các cán bộ tín dụng. Yếu tố cĩ tầm quan trọng kế đến là năng lực, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đa phần các cán bộ tín dụng làm việc theo kiểu đa năng, tích lũy kinh nghiệm, khơng chuyên sâu vào một ngành cụ thể nào nên khơng cĩ nhiều kiến thức chuyên ngành vì thế rất dễ đưa ra những đánh giá sai lầm trong cơng tác thẩm định, gây bức xúc cho khách hàng hoặc khách hàng thơng tin sai mà khơng nhận ra được.

Thiếu phân chia trách nhiệm trong cơng tác thẩm định, đánh giá khách hàng và quản lý danh mục tài sản đảm bảo:

Cơng tác thẩm định, đánh giá khách hàng và dự án, phương án vay vốn vẫn cịn là vấn đề thật sự khĩ khăn khi khả năng tiếp cận thơng tin khách hàng cịn nhiều hạn chế, thiếu sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay, cơng tác đánh giá khách hàng tại các NHTM chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của cán bộ nghiệp vụ và các thơng tin thu thập được qua báo chí, internet… Thêm vào đĩ, một thực tế là hiện nay chỉ cĩ một vài NHTM cĩ bộ phận thẩm định tách biệt với bộ phận tín dụng, cịn lại hầu hết cán bộ tín dụng ở các NHTM phải thực hiện tất cả các khâu của quy trình tín dụng. Chính điều này đã dẫn đến áp lực trong cơng việc và cán bộ khơng chuyên sâu trong cơng tác thẩm định.

Quản lý danh mục tài sản đảm bảo là một yêu cầu cần thiết trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, và là một mắt xích quan trọng trong cho vay, thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý tài sản đảm bảo tại các NHTM chưa được quan tâm thỏa đáng. Việc kiểm tra, quản lý và giám sát

đối với các tài sản đảm bảo chưa thật sự chặt chẽ; việc đánh giá tài sản đảm bảo cịn mang tính chủ quan, thiếu căn cứ khoa học và chưa áp dụng các phương pháp định giá thích hợp. Bên cạnh đĩ, tâm lý lạm dụng vào tài sản đảm bảo vẫn cịn tồn tại, sẽ rất nguy hiểm nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay phải được trả bằng lợi nhuận của chính phương án sản xuất kinh doanh chứ khơng phải bằng tiền từ thanh lý tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo chỉ là phương án thu hồi nợ cuối cùng. Ngồi ra, thơng tin khơng đối xứng về giá trị thực của tài sản đảm bảo giữa khách hàng và Ngân hàng cùng là một rủi ro trong quá trình định giá.

Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:

Các Ngân hàng thường cĩ thĩi quen tập trung nhiều cơng sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn sau khi cho vay. Khi Ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hồn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nĩi riêng và của Ngân hàng nĩi chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và Ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt cơng tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ Ngân hàng, một phần do hệ thống thơng tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, khơng cung cấp đươc kịp thời, đầy đủ các thơng tin mà NHTM yêu cầu.

Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trị của CIC (Credit Information Center) chưa thực sự hiệu quả:

Kinh doanh Ngân hàng là một nghề đặc biệt, huy động vốn để cho vay hay nĩi cách khác là đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng

là khơng thể tránh khỏi, các Ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều Ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể , cĩ giới hạn tối đa của nĩ. Nếu do sự thiếu trao đổi thơng tin, dẫn đến việc nhiều Ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ khơng chừa một Ngân hàng nào.

Trong quá trình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trị của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác để các Ngân hàng cĩ các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay Ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thơng tin cịn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.

Tĩm lại, rủi ro tín dụng cĩ thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phịng chống rủi ro cĩ thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng cĩ những biện pháp vượt ngồi khả năng của riêng từng Ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mơ hình phát triển ở Việt Nam. Trong phạm vi tầm tay của các Ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên mơn của cán bộ tín dụng và nhân viên của họ và các nguồn lực của Ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý cơng việc. Thực hiện tốt các biện pháp này cĩ thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành Ngân hàng xem như đã đi được hơn một nửa.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)