Nâng cao nhận thức cho xã hội trong việc thông tin xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Nâng cao nhận thức cho xã hội trong việc thông tin xóa đói giảm nghèo

cấp hội phụ nữ cùng tham gia xóa đói giảm nghèo với nhiều biện pháp cụ thể…

2.4. Hiệu quả từ công tác thông tin về xóa đói giảm nghèo trên báo chí

Thước đo giá trị của báo chí mang lại cho xã hội, xét cho cùng chính là khả năng tác động của nó. Sự ảnh hưởng ấy phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thể chế chính trị- văn hoá- kinh tế… Xã hội càng dân chủ, sự tác động ấy càng được sáng tỏ. Nhưng hiệu quả thường cần có thời gian và thể hiện qua nhiều tầng nấc, nhiều dạng thức, nhất là hiệu quả hoạt động xã hội. Khác với hoạt động kinh tế, là dạng thức của hoạt động chính trị - xã hội, hiệu quả hoạt động của báo chí được biểu hiện khá phức tạp qua nhiều cấp độ và bình diện - từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...

Trong phần nghiên cứu của mình, chúng tôi đưa ra những thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí có tác động, hiệu quả ở những khía cạnh sau:

2.4.1. Nâng cao nhận thức cho xã hội trong việc thông tin xóa đói giảm nghèo nghèo

Hiệu quả tác động của báo chí - truyền thông được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng xã hội, của nhân dân nói chung về những vấn đề cơ bản, bức xúc, thiết thực của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc hình thành nhân cách và diện mạo văn hoá của mỗi cá nhân…. Những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi của đông đảo nhân dân phù hợp với mục đích, yêu cầu tác động của báo chí là tập hợp những kết quả và hiệu ứng xã hội cụ thể thể hiện hiệu quả tác động của báo chí.

Đối với những thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo cũng vậy, báo chí đưa ra những thông tin về thực trạng đói nghèo, những chương trình kế

60

hoạch xóa nghèo của đất nước, địa phương, cá nhân… tới đông đảo công chúng. Qua đó công chúng biết được tình hình, cùng nhà nước, địa phương và tự thân mình tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công cuộc xóa đói nghèo này.( như hiến kế, hoặc quyên góp, ủng hộ hay trực tiếp tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng…)

Như vậy, thông qua quá trình chuyển tải thông tin, tạo dư luận xã hội bằng niềm tin và khơi dậy sự đồng thuận trong toàn xã hội, báo chí đã góp phần thúc đẩy sự đoàn kết, nhất trí trong các tầng lớp nhân dân để cùng nhau giải quyết vấn đề đói nghèo đưa xã hội đi lên.

Để thấy rõ được hiệu quả tác động của những thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trong việc nâng cao nhận thức cho xã hội, chúng tôi tiến hành khảo sát sự tiếp nhận thông tin của công chúng qua ba tờ báo Hà Nội Mới, Kinh tế và Đô thị, báo Phụ nữ Thủ đô tại 10 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Phúc Thọ, Đông Anh, Sơn Tây, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín.

Một vấn đề được đặt ra là ở các huyện ngoại thành, những người dân thường (các đối tượng nghèo và cận nghèo lại càng không có cơ hội tiếp xúc với các tờ báo khảo sát) dường như không đọc báo. Ở các huyện này, các tờ báo xuất hiện chủ yếu là ở Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và các đoàn thể ở địa phương đó. Một số gia đình có đặt dài kỳ một trong các tờ báo trên, nhưng số lượng này rất ít.

Nói như thế, không có nghĩa là người dân không biết đến báo in, những năm gần đây, tồn tại loại hình báo dạo do do những người bán rong rong ruổi trên các ngõ xóm, tóm tắt những câu chuyện giật gân ly kỳ trên các tờ báo. Tuy nhiên, những người này lại không bán 3 tờ báo khảo sát.

61

Trong 300 đối tượng ngẫu nhiên là những người dân tại 6 huyện ngoại thành tác giả chọn khảo sát ở trên được hỏi (trong đó có cả các cá nhân thuộc diện hộ nghèo) về việc họ có theo dõi những thông tin về xóa đói giảm nghèo trên báo in đặc biệt là 3 tờ báo trên không thì khoảng 81,6% số người (245/300 người) ở đây trả lời là không và họ chỉ theo dõi qua ti vi và những người có chức trách truyền đạt . Khoảng 18,3% số người còn lại là các cán bộ cấp xã, thôn, những người thường xuyên ra, vào các phòng ban của chính quyền sở tại.

Khi được hỏi “vậy làm sao họ biết được các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước trong đó có chính sách về xóa đói giảm nghèo. Trong 81,6% đối tượng trên phần đa trả lời là qua những người có chức trách ở địa phương thông báo qua các buổi họp dân, trên loa truyền thanh, qua truyền hình và radio… Như vậy nguồn cung nắm thông tin của họ cũng có loại hình báo hình và báo nói chứ hẳn nhiên là họ không đọc báo in. Một số lượng nhỏ trả lời họ biết qua những câu chuyện thường ngày với nhau.

Như vậy 18,3% đối tượng ở trên là những người đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho 81,6% đối tượng còn lại. Những người này lại nắm bắt về các chủ trương mới trong đó có các chính sách về xóa đói giảm nghèo của Nhà nước qua các nguồn khác nhau (có thể là các thông tư, chỉ thị trực tiếp từ trên) trong đó có báo chí- một kênh rất quan trọng.

Như vậy, thông tin về xóa đói giảm nghèo trên báo in được người dân tiếp nhận như thế nào? Câu trả lời chủ yếu thông qua truyền hình, đài truyền thanh huyện, xã và các cán bộ địa phương, một số ít tiếp cận qua internet.

Còn tại các quận, báo in được biết đến nhiều hơn. Cũng giống như các huyện, các tờ báo cũng đều xuất hiện tại các cơ quan chính quyền các cấp ở

62

các quận này. Tuy nhiên, tại đây đọc giả cũng có thể dễ dàng tìm mua báo hơn. Hơn nữa, người dân thành phố với những đặc thù ngành nghề nên nhu cầu đọc báo cũng cao hơn.

Hội Liên hiệp phụ nữ quận Ba Đình còn có phong trào mua báo hội (Báo Phụ nữ Thủ đô) triển khai tới tất các các phường Hội phụ nữ có phường đạt trên 90% số hội viên tham gia như phường Liễu Giai, trên 70% như phường Ngọc Hà. Như vậy thông tin được chuyển tải qua báo in ở các quận cao hơn hẳn so với các huyện ngoại thành. Ngoài ra, tại các quận này, người dân lại thường xuyên nắm bắt thông tin qua intertet. Các tờ báo in khảo sát đều có phiên bản điện tử với cùng nội dung thông tin. Do đó thông tin báo chí được người dân nắm bắt nhanh nhạy hơn.

Theo khảo sát của chúng tôi trên 200 đối tượng tại 4 quận, thị xã là Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm và Sơn Tây có 122/200 đối tượng thường xuyên đọc 1 trong 3 tờ báo khảo sát (báo in và báo online của 3 tờ khảo sát). Trong 122 người này có 20 người chỉ theo dõi thông tin qua phiên bản báo điện tử của 3 tờ. Số người không theo dõi 3 tờ chiếm 63/200 người. Họ có theo dõi thông tin về người nghèo, người yếu thế trong xã hội nhưng qua các nguồn khác. Chỉ 15/200 người được hỏi không đọc cũng như tìm hiểu các thông tin về vấn đề này.

Như vậy, ở các huyện ngoại thành do đặc thù làng, xã nên thông tin chủ yếu được phát tán trực tiếp từ người này đến người kia, 1 nhà biết những nhà xung quanh sẽ được thông tin. Còn ở các quận nội thành người dân chủ động nắm bắt thông tin hơn. Dù qua nguồn này hay nguồn khác thì các thông tin về xóa đói giảm nghèo cũng được người dân biết đến khá đầy đủ. Qua đó, người dân có những nhận thức về thực trạng tình hình địa phương và đất nước. Từ đó có những hành động (như ủng hộ, quyên góp cứu trợ nhân đạo, đầu tư cơ

63

sở vật chất…) để cùng tham gia vào xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho đất nước.

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 59)