7. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Báo chí tham gia giám sát, phản biện trong quá trình thực hiện công tác xóa
công tác xóa đói giảm nghèo của các ban, ngành
Bên cạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách, thực tiễn về công tác xóa đói giảm nghèo, các tờ báo còn thông tin phản hồi, tham gia thẩm định về tính khả thi của các chủ trương, chính sách đó. Qua đó, giúp các cơ quan chức năng nắm bắt, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
Bài “Cần có những điều chỉnh để giải quyết “cái gốc” của xóa đói giảm nghèo”- Báo Hà Nội mới số ra ngày 14/06/2013. Bài báo nêu ra vấn đề “Cần phải hiểu đúng, việc cho các hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách vay vốn ở đây không phải là cung cấp cho họ “con cá” trong bữa ăn…”. Và đưa ra
44
giải pháp “Tựu trung là phải tạo ra cho các hộ nghèo, cận nghèo có công ăn việc làm, thu nhập ổn định […]cùng với đồng vốn còn phải cung cấp cho họ kinh nghiệm, hướng dẫn họ cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Có như vậy, họ mới có thể sử dụng hiệu quả đồng vốn để thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống”. Như vậy, bài báo xuất phát từ thực tế là người nghèo cần vốn, nhưng họ cũng cần có kinh nghiệm, có sự hướng dẫn cụ thể. Các chính sách của Nhà nước không chỉ đưa ra mà cần có sự sát sao và vào cuộc triệt để. Như thế, chính sách mới phát huy hiệu quả và người nghèo mới có thể thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Hay bài “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Chưa sát với thực tiễn” trên báo KTĐT số ra ngày 7/9/2012. Theo bài báo “Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án 1956, toàn thành phố đã dạy nghề cho 11.849 LĐNT. Sau khóa học, 67% lao động được làm đúng với nghề được đào tạo, 1.056 hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo và 211 hộ gia đình vươn lên trở thành hộ khá. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Ở một số nghề, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt gần 100% như may công nghiệp, điêu khắc, mây tre giang đan”. Tuy nhiên, bài báo cũng nhận định “công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn còn không ít hạn chế” như “…một số địa phương còn lúng túng trong việc xác định ngành nghề đào tạo. Bên cạnh đó, số LĐNT sau khi học nghề được vay vốn để tạo việc làm còn thấp, chỉ chiếm khoảng 4,9%. Một vấn đề đáng quan tâm khác, hầu hết các trung tâm dạy nghề công lập chưa đủ giáo viên, chất lượng giảng dạy còn nhiều hạn chế…”. Dẫn lời 1 chuyên gia, bài báo đưa ra giải pháp “các quận, huyện, thị xã trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn cần lựa chọn mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách phù hợp. Đặc biệt, kết hợp tốt giữa dạy nghề với giải quyết việc làm. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại các xã xây dựng NTM...”
45
Hay rất nhiều các bài biểu dương thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước như: “Việt Nam đạt tiến bộ ấn tượng trong xóa đói giảm nghèo” - Hà Nội mới 25/01/2013; “10 chương trình tín dụng hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách phát huy hiệu quả” - 26/3/2013… Đây là những thông tin tích cực về công tác xóa đói giảm nghèo. Nó là động lực, là nguồn động viên các cấp ngành cùng phấn đấu trong công cuộc chung đó là giảm nghèo bền vững.