Cách trình bày

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Cách trình bày

Sức thuyết phục của mỗi tác phẩm báo chí ngoài chất lượng cao về nội dung, thể loại, ngôn ngữ thì vai trò của yếu tố trình bày, bố trí trên mặt báo cũng đóng vai trò quan trọng, tạo nên sức hấp dẫn cho mỗi báo. “Nó là ấn tượng đầu tiên trước khi người ta đọc nội dung. Tâm lý bạn đọc thường là lướt qua một lượt số báo, xem tranh, ảnh, chú thích, đọc các tít đậm, tìm những vấn đề hay, cập nhật, tiếp đó mới dừng lại ở những tin, bài cụ thể” [21, tr 116].

Qua khảo sát trên 3 tờ báo in cho thấy thủ pháp trình bày “bắt mắt” gây chú ý của người đọc được các tờ báo khai thác sử dụng như: Tít to, đậm với ảnh đinh, ảnh minh họa to, nhỏ…

Đặc biệt, các tờ báo đều có xu thế giảm thiểu số chữ, tăng ảnh và hình ảnh minh họa, kết hợp với maket ngày càng bắt mắt. Ngoài trang 1 các tờ báo chủ yếu để tít to và ảnh lớn còn nội dung được đưa vào các trang trong. Thông qua các tít, trang 1 sẽ giúp độc giả điểm qua các nội dung trang trong đề cập tới. Vấn đề trung tâm của số báo được bố trí ở vị trí “đinh”…

58

- Báo Phụ nữ Thủ đô và Kinh Tế đô thị còn dùng màu sắc như là một thủ pháp để gây ấn tượng. Theo đó, màu sắc ở phần măng sét cũng như toàn số báo không cố định như báo Hà Nội mới mà được thay đổi linh hoạt hơn, đặc biệt là ở tờ báo Phụ nữ thủ đô, màu sắc được dùng nhiều nhất mà vẫn đảm bảo hài hòa, không nặng nề.

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)