Báo chí thông tin về các hội nghị, hội thảo, những hiến kế nhằm xóa đó

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Báo chí thông tin về các hội nghị, hội thảo, những hiến kế nhằm xóa đó

nhằm xóa đói giảm nghèo

Thực tế cho thấy, không có chủ trương, chính sách lớn nào của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành lại không thông qua báo chí để truyền bá, phổ biến cho nhân dân biết, hiểu và thực hiện vào cuộc sống… Quần chúng nhân dân lao động cũng coi báo chí là một kênh quan trọng, gần gũi để phản ánh tâm tư, nguyện vọng, quyền lợi của mình lên cấp trên, là cầu nối tin cậy giữa Đảng và nhân dân, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa văn bản chính sách và thực tế cuộc sống [29, tr.85].

Thông qua việc cung cấp thông tin cho xã hội, báo chí hình thành và định hướng dư luận xã hội theo mục đích nhất định của chế độ, của giai cấp. Đối với việc thông tin về các chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, báo chí giúp người dân nhận thức rõ ràng thực trạng đói nghèo và giúp Đảng, Nhà nước phổ biến tới nhân dân những con đường, cách làm để xóa nghèo đói. Giúp nhân dân định hướng, xác định được con đường đi đúng để tự giúp bản thân mình và gia đình mình cải thiện đời sống. Thông qua đó, cũng chính là giúp xã hội được phát triển hơn.

Ví dụ: thông tin về “Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo” báo Hà Nội mới số ra 22/10/2012 đưa tin: “Đổi mới chính sách tín dụng với hộ cận nghèo”. Cũng theo dòng thông tin này, báo Kinh tế và Đô thị lại có bài “Cơ hội thoát nghèo bền vững”.

Bên cạnh việc thông tin về thực trạng đói nghèo, báo chí hiện đại còn đưa ra các giải pháp để khắc phục và cải tạo hiện thực đó.

Ví dụ bài “Hỗ trợ tín dụng cho ngành chăn nuôi: Sớm và trực tiếp”- Báo KTĐT số ra Thứ 2 ngày 27/8/2012. Bài báo đưa ra thực trạng “Trong bối cảnh ngành chăn nuôi trong nước đang gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã có

39

chỉ đạo giãn nợ, hạ lãi suất vốn vay cho các trang trại, hộ chăn nuôi. Thế nhưng trên thực tế, họ chưa tiếp cận được chính sách trên”. Và giải pháp “với nhiều khó khăn như hiện nay, các gói hỗ trợ cần sớm được triển khai để hộ chăn nuôi tiếp tục tái đàn, đảm bảo thực phẩm những tháng cuối năm. … Đặc biệt, các ngân hàng, địa phương cần thông báo rõ ràng chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng như TP và hướng dẫn các trang trại, hộ chăn nuôi thủ tục tiếp cận với chính sách ưu đãi trên. Về lâu dài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho hộ chăn nuôi lớn theo gói dài hạn với lãi suất ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích chăn nuôi tập trung quy mô lớn, xa khu dân cư nhằm xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường lên tới hàng tỷ đồng.”

Hay bài “Để người lao động bớt thua thiệt”- Báo Hà Nội Mới số ra 8/7/2012. Với thực trạng “Thành ngữ xưa "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống" giờ đang đúng với ít nhất 50% gia đình Việt Nam, gồm 20% nghèo (thu nhập đầu người một tháng dưới 350 nghìn đồng ở nông thôn và 450 nghìn đồng ở thành phố) và 30% thu nhập thấp (dưới 1,5 triệu đồng).”[…]. Theo bài báo thì “…Để người lao động ngày càng được hưởng lợi nhiều hơn từ thành quả của đổi mới thì đưa ra những chủ trương, chính sách xã hội tốt là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Khâu trung gian thực hiện quyết định rất nhiều nên không thể chỉ kêu gọi. Cần có quy chế kiểm tra nghiêm ngặt, chế độ thưởng phạt nghiêm minh để nó hoạt động đúng trách nhiệm được giao. Chỉ như thế thì chính sách tốt mới thành công và người lao động mới đỡ thiệt thòi”.

Như vậy, với việc đưa ra những dẫn chứng, số liệu cụ thể các bài báo đã đề cập đến những thực trạng nhức nhối của công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay. Không dừng lại ở đấy, nhà báo còn tiếp tục đi sâu, tìm tòi nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể. Những giải pháp có thể áp dụng

40

vào cuộc sống của người nghèo được nhà báo chọn lọc thông tin từ ý kiến của các chuyên gia và chính những người nghèo với nhu cầu sống, nhu cầu làm ăn, lao động. Thông qua đó, các bài báo đã giúp các nhà cầm quyền, chính quyền địa phương điều chỉnh và thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về xóa đói giảm nghèo.

Đặc biệt, ngoài việc việc thông tin về các hội nghị, hội thảo, Báo chí còn trực tiếp tổ chức các hoạt động, hội nghị, hội thảo nhằm hiến kế xóa đói giảm nghèo.

Điển hình như Hội nhà báo Việt Nam tổ chức Diễn đàn đa chiều “xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững” ngày 06/03/2013, tại Hà Nội. Đây là một hoạt động thiết thực, là diễn đàn để thảo luận đa chiều, tập hợp ý kiến và kinh nghiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, tạo cơ hội kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, nhằm tìm ra những hướng đi mới trong công tác xóa đói, giảm nghèo tăng trưởng bền vững.

Hay Hội thảo “Mười năm thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - Cơ hội và thách thức” do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức 28/06/2013 đưa ra những kết quả, nhận xét đánh giá của cá chuyên gia về Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam với sự thống nhất chung: “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Mặc dù kinh tế đất nước còn không ít khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng. An sinh xã hội và giảm nghèo luôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Chính phủ những năm qua. Những thành tựu có được trong xóa đói giảm nghèo là nhờ nỗ lực chung

41

của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các cá nhân”. Hội thảo cũng thảo luận những hạn chế và thách thức Việt Nam còn gặp phải, chỉ ra những nguyên nhân và thảo luận hướng khắc phục trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo khảo sát trên cả 3 tờ báo đều có các hoạt động hướng về người nghèo như báo Hà Nội mới có chuyên mục “Nhịp cầu trái tim nhân ái”- thông tin về những hoàn cảnh nghèo, từ đó trực tiếp kêu gọi, tiếp sức cho họ. Hay Báo Kinh tế và Đô thị thường xuyên tổ chức rất nhiều các chương trình kêu gọi trực tiếp như “Tết vì người nghèo”, Ngày vì người nghèo… Báo Phụ nữ thủ đô thì thường xuyên có các hoạt động kêu gọi khuyên góp trên báo như: Hỗ trợ mái ấm tình thương, vì nạn nhân chất độc da cam, Hội viên nghèo vượt khó…

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)