Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên có thể kể đến như: Các cơ quan, chính quyền, cơ sở chưa thực sự quan tâm tới công tác thông tin, truyền thông cũng như nhận thức rõ vai trò tác động to lớn của báo chí và việc thông tin tuyên truyền trên báo chí. Các cơ quan báo chí thực sự vẫn chưa được cung cấp thông tin cũng như hiểu rõ những vấn đề cốt lõi của xóa đói giảm nghèo với sự nghiệp phát triển đất nước. Cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí chưa thường xuyên, những vụ việc lớn nổi cộm chưa có người phát ngôn chủ chốt. Chưa có hình thức tuyên truyền phù hợp với phong cách báo chí.

Các cơ quan báo chí chưa thực sự chú trọng đi sâu vào hoạt động thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt khi mà đối với vùng dân tộc, miền núi, tỷ lệ đói nghèo chiếm tới 50% tỷ lệ đói nghèo trên cả nước. Một bộ phận đồng bào không biết là mình nghèo hoặc biết nhưng không biết cách thoát nghèo. Đó là lý do không thể thiếu vai trò của truyền thông, báo chí. Nhưng báo chí lại chưa phản ánh hết được những bất cập của chính sách khi

70

triển khai về các vùng miền này. Nguyên nhân có thể là điều kiện địa lý khó khăn cản trở việc tác nghiệp của nhà báo… Do đó, bên cạnh việc thông tin, thông báo những chủ trương, chính sách. Báo chí cần có nhiều những bài phản ánh sâu hơn về những chính sách đó khi áp dụng vào thực tế địa phương. Từ đó, các cơ quan, chính quyền được thông tin ngược lại và có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Sở dĩ phóng viên thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với người nghèo là do một bộ phận người nghèo chưa tin vào báo chí, bộ phận khác khép mình và không muốn lộ diện trước truyền thông. Bên cạnh đó thì cũng không ít đối tượng nghèo hiểu được tác dụng của việc “được lên báo”. Họ nghèo nhưng ma lanh, họ nghĩ nhà báo tới phản ánh thì có khả năng "nổi tiếng", được trợ cấp, nên kê khai hoàn cảnh khó gấp 10, bịa ra những chi tiết ko có thật về chính cuộc đời và thân thế họ để được hưởng sự giúp đỡ của công chúng khi biết đến hoàn cảnh cảm thương của họ được nhà báo nêu. (Chính VTV đã mắc phải lỗi này khi thông tin về câu chuyện của Trần Thị Thùy Dương mà không có kiểm chứng- Câu chuyện được chương trình Người xây tổ ấm thực hiện nói về cuộc đời cô bé Lượm đã gây xúc động cho người xem. Có rất nhiều nhà hảo tâm tỏ ý giúp đỡ tiền để Lượm trang trải chi phí mổ tim cho con. Nhiều người lại muốn tìm cho cô một công việc ổn định để nuôi con…Nhưng sau một thời gian thì “Lượm” hối hận và xin lỗi độc giả. Đài Truyền hình Việt Nam đã phải xin lỗi khán giả và bị xử phạt về hành vi “thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng”. Hay vụ Hà Minh Thành ảo trên blog viết về câu chuyện cậu bé 9 tuổi xếp hàng nhận lương thực phát chẩn sau một vụ động đất, sóng thần ở Nhật. Có ít nhất 06 cơ quan báo chí lớn của Việt Nam cùng đăng lại bài viết này (báo Tuổi Trẻ Tp.HCM, báo Dân Trí, báo Người Lao Động, báo Sài Gòn Tiếp thị, VN Express và chuyên trang Tuần Việt Nam của Viet Nam Net).

71

Đây là những bài học lớn cho các phóng viên, nhà báo và đội ngũ biên tập viên khi thông tin, tác nghiệp. Nhà báo cần phải nắm bắt thông tin từ nhiều chiều, nhiều nguồn khác nhau và phải có sự kiểm chứng trước khi thông tin. Khi tiếp xúc với người nghèo cũng cần phải khéo léo để họ bộc bạch tâm tư, nguyện vọng, từ đó nhà báo mới có nguồn thông tin thật sự giá trị.

Bên cạnh đó, phóng viên cũng gặp khó khăn khi một số cơ quan chính quyền ngại tiếp xúc với báo chí. Nguyên nhân có thể đơn giản là họ không muốn lên các phương tiện thông tin truyền thông. Đó cũng có thể là một bộ phận cán bộ ở địa phương đó đã “ăn chia” phần nào nguồn quỹ ngân sách dành cho người nghèo; Một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Mặt khác, bệnh thành tích đã khiến một số địa phương khống chế tỷ lệ nghèo thấp hơn so với thực tế;… khiến cho họ sợ tiếp xúc với báo chí, sợ bị phanh phui… Một số địa phương khác lại thích “ôn nghèo kể khổ” nên vẽ hươu vẽ vượn về tình trạng nghèo của mình... Do đó phóng viên nhà báo phải thật tỉnh táo và có cái nhìn khách quan khi thu thập thông tin.

Một vấn đề nữa là khi thông tin về những tấm gương thì các bài viết thường chung chung, giống nhau. Ví dụ tấm gương anh A, chị B thoát nghèo nhờ nuôi con này, trồng cây kia với nội dung khá giống nhau là kể về hoàn cảnh khó khăn trước đó, rồi quyết tâm chăm chỉ làm giàu mở ra bước ngoặt, rồi “Tuy bận rộn với công việc nhưng anh chị vẫn là lòng cốt của các phong trào địa phương…”. Nhiều bài viết như thế dễ gây nhàm chán. Do đó, nhà báo, phóng viên cần tìm cho mình một hướng tiếp cận mới với những cách thể hiện mới mẻ hơn để độc giả mỗi lần đọc một thông tin như một lần trải nghiệm mà rút ra bài học cũng như suy ngẫm cho bản thân.

72

3.3. Một số kiến nghị tăng cường hiệu quả thông tin về công tác xoá đói giảm nghèo của báo chí Hà Nội hiện nay

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Để xóa đói giảm nghèo một cách bền vững cần có quá trình và sự đồng thuận của các cấp, các ngành, các địa phương và mọi người dân. Vì vậy, báo chí cần nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền, góp phần vào thành công của chương trình.

3.3.1. V chiến lược thông tin, tuyên truyền

- Để hoạt động báo chí có hiệu quả trước hết cần có một đường lối, quan điểm, cơ chế đúng đắn, khoa học và tiến bộ của Đảng và Nhà nước. Nền tảng chính trị ổn định cùng với hệ tư tưởng chính thống và kinh tế, văn hóa xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho báo chí phát huy được thế mạnh của mình.

Thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí cũng vậy. Để thông tin hiệu quả với tác động mạnh mẽ và lâu dài, nhà báo, cơ quan báo chí cũng cần có những chiến lực thông tin phù hợp với sự định hướng thông tin của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, báo chí cũng cần có hành lang pháp lý chặt chẽ cùng một kế hoạch tổng thể và đồng bộ trong công tác lãnh đạo và quản lý báo chí. Điều này thể hiện:

Thứ nhất, trong việc thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo báo chí cần có sự định hướng trong khuôn khổ những hàng lang pháp lý do Đảng và Nhà nước quy định. Điều này thể hiện rõ ở chỗ: Trong bất cứ một nghị quyết, thông tư, chương trình về xóa đói giảm nghèo nào chính phủ đưa ra cũng nhắc tới vai trò và sự tham gia của báo chí. Ví dụ Nghị quyết về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo có đưa ra vai trò, trách nhiệm của báo chí : “Các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ

73

trợ thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện có tỷ lệ nghèo cao, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở nước ta” [6].

Tuy nhiên, thực tế thông tin về người nghèo và các chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo là một quá trình lâu dài. Đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí cần có những chế tài, ưu tiên phù hợp như tăng cường chế độ ưu đãi để khuyến khích phóng viên đi sâu hơn nữa vào những địa bàn khó khăn, tăng cường các cuộc thi viết tìm hiều về vấn đề đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo nhằm kích thích các cây viết cùng tham gia, qua đó mở rộng hơn nguồn thông tin tới độc giả…

- Thứ hai, các cơ quan báo chí, cơ quan chính quyền cần có phương án cụ thể để đưa thông tin báo chí đến được tay người dân

Theo thực tế khảo sát, người nghèo đa phần tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, nơi kinh tế còn khó khăn, kiến thức về văn hóa còn hạn hẹp. Do đó tiếp cận được với một sản phẩm báo chí, đặc biệt là báo in- loại hình báo chí đòi hỏi công chúng phải biết chữ và có kiến thức nhất định là một vấn đề không nhỏ.

Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan chức năng đã có những động thái như Quyết định 2472/QĐ-TTg ngày 28-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số tờ báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (giai đoạn 2012- 2015) gồm 19 tờ báo, tạp chí và 1 đơn vị phát hành để thực hiện chính sách cấp báo miễn phí. Việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần tuyên truyền hiệu quả, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những gương người

74

tốt việc tốt, những mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi đến đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, thực tế, việc cấp phát báo này mới ở các vùng đặc biệt khó khăn, rất nhiều vùng nông thôn nghèo khác người nghèo chưa được tận hưởng những ưu đãi này. Hơn nữa các ấn phẩm được cấp phát còn ít và nhiều hạn chế trong việc thông tin. Thông tin chưa sát và phản ánh hết được những khó khăn trong chính sách xóa đói giảm nghèo ở từng vùng… Do đó, cần có nhiều những chính sách, sự hỗ trợ cởi mở hơn nữa để báo chí có thể đến được tay người nghèo.

Thứ 3, Các cơ quan báo chí đẩy mạnh hơn việc tuyên truyền sâu rộng những thành tựu của Việt Nam thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề xóa đói giảm nghèo mà Việt Nam là nước đạt thành tích xuất sắc, là nước được thế giới và các tổ chức quốc tế công nhận. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường những thông tin phản biện về những hạn chế, yếu kém của các chính sách xóa đói giảm nghèo hiện nay. Để làm được điều này, các cơ quan chính quyền cần đổi mới hình thức động viên, khen thưởng những cơ quan báo chí làm tốt nội dung tuyên truyền trên. Các cơ quan báo chí cũng tăng cường, khuyến khích phóng viên, biên tập viên đi sâu phản ánh về vấn đề này. Nên mở những cuộc thi rộng rãi viết về chủ đề này để khuyến khích các cây viết cũng như cơ quan báo chí tham gia.

Thứ tư là, tiếp tục tập trung đầu tư công sức và nguồn tài chính xây dựng, tập hợp đội ngũ chuyên gia, các nhà báo có tâm huyết, trách nhiệm bám sát thực tiễn có trách nhiệm chuyển tải kịp thời thông tin nhanh, tạo sức lan tỏa và phản bác mạnh mẽ các vấn đề về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở những vùng khó khăn, khó tiếp cận… Như chúng ta đã biết, thực tế, ở các vùng quê, người dân thường tự phát trong việc phát triển kinh tế mà thiếu sự định hướng của truyền thông, tuyên truyền. Một nhà trồng một loại cây hay

75

nuôi con vật gì đó thu lãi cao, dần dà sẽ cả vùng cùng trồng mà không tính đến đầu ra. Sản phẩm ồ ạt sẽ mất giá, nông dân nghèo lại hoàn nghèo. Chính vì tâm lý đó mà thời gian gần đây, không ít các vùng miền người dân bị thương lái Trung Quốc lợi dụng ồ ạt thu mua nông sản như cây khoai lang, cây culi và mầm thảo quả... với động cơ không rõ ràng rồi “bỏ bom” nông dân khiến nhiều nơi rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở. Những vụ việc này không chỉ diễn ra một hai lần mà rất nhiều lần. Rất nhiều loại hàng người dân phải mất một thời gian dài để trồng vậy một câu hỏi đặt ra là thông tin báo chí ngày nay vốn nhanh nhạy từng giây . Vậy sao việc thông tin tuyên truyền đến người dân lại chậm chễ như vậy? Đó là việc thiếu sự nhận định kịp thời của các chuyên gia, chính quyền địa phương; Do đội ngũ nhà báo, phóng viên còn thiếu và còn yếu trong việc nắm bắt những bất thường xảy ra ở những vùng xa, vùng sâu, vùng nông thôn nghèo…. Do đó những thông tin bổ ích và kịp thời trên báo chí sẽ có tác động mạnh mẽ góp phần định hướng và hướng dẫn dư luận vào những việc làm đúng đắn, có lợi.

Năm là, trên cơ sở thực tiễn thông tin về thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo cần nhận định rõ hơn những yếu kém, hạn chế của báo chí trong việc thông tin, phản ánh để kịp thời có giải pháp khắc phục từng bước hạn chế yếu kém đó, trong đó đặc biệt đề cao tính thuyết phục trong nội dung thông tin của các phương tiện truyền thông. Để làm được điều này, các cơ quan báo chí cần chú trọng và tăng cường các hoạt động trao đổi, bàn luận và rút kinh nghiệm về vấn đề này. Ví dụ như Hội thảo “Báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc về tuyên truyền xây dựng nông thôn mới” tổ chức ngày 2/8/2013 là một điển hình. Thông qua hội thảo, lãnh đạo các báo đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; đề xuất nhiều giải pháp để tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ngày càng đạt hiệu quả cao.

76

3.3.2. V cách thức t chc nội dung tin, bài

Thứ nhất, cần đổi mới nội dung, hình thức thể hiện và phương thức thông tin

Việc đổi mới nội dung, hình thức phù hợp, lôi cuốn hấp dẫn công chúng là yêu cầu tất yếu, khách quan, quyết định sự sống còn của một tờ báo. Đặc biệt, với thể loại báo in, đang chịu sự cạnh tranh không nhỏ của các phương tiện truyền thông khác như internet, truyền hình… Do vậy, trong bất kỳ tình huống nào, thời điểm nào, việc đổi mới nội dung, hình thức phải đặt lên hàng đầu đối với cơ quan báo chí.

Theo đó, nội dung thông tin phải đa dạng, nhiều chiều, lựa chọn được vấn đề nổi bật, thu hút sự quan tâm của công chúng; không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện nhận thức của công chúng, thu hút công chúng chú ý tới các chính sách, vấn đề xóa đói giảm nghèo. Giảm thiểu thông tin hội nghị, đi sâu khai thác, phân tích các vấn đề liên quan đến đói nghèo và xóa đói giảm nghèo như vấn đề đói nghèo ở từng địa phương như thế nào? Tại sao vẫn còn bộ phận hộ nghèo ở thành thị? Các chính sách về xóa đói giảm nghèo đã đáp ứng được nhu cầu ở từng địa phương?...vv. Nội dung của các bài viết phải hướng trực tiếp vào lợi ích của công chúng; cập nhật và phổ biến kiến thức mới, bổ ích về mọi mặt nhằm phục vụ cho lao động, sản xuất, dịch vụ và cuộc sống.

Do đó, các cơ quan báo chí cần điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về nội dung, mức độ thông tin, thu hút công chúng tham gia vào quá trình thông tin. Các cơ quan báo chí cần điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về nội dung, mức độ thông tin, thu hút công chúng tham gia vào quá trình thông tin. Để làm được điều này thì đội ngũ cán bộ làm báo, bồi dưỡng cán bộ, phóng viên, biên tập viên… cần được đào tạo để đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, nghề nghiệp, kiên

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)