Ngôn ngữ thể hiện

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Ngôn ngữ thể hiện

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất để truyền tải các thông điệp, là phương tiện để nhà báo sáng tạo nên tác phẩm báo chí, do đó ngôn ngữ cũng là yếu tố tạo nên chất lượng tác phẩm và hiệu quả truyền thông. Trong phần nội dung này, tác giả khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ viết nói chung cũng như cách đặt tít và việc sử dụng ngôn ngữ phi văn tự của 3 tờ báo.

2.3.2.1. Khái quát chung

Kết quả khảo sát cho thấy, trên cả 3 tờ báo, việc sử dụng ngôn ngữ đều đảm bảo được nguyên tắc khắt khe, chuẩn mực của báo chí, đồng thời đảm bảo sự thích ứng, gần gũi với công chúng. Ngôn ngữ sử dụng trong các tác phẩm của các tờ báo trên đều đảm bảo tính chất: chính xác, cụ thể, đại chúng, ngắn gọn, bình giá, biểu cảm làm cho thông điệp trở nên ngắn, cô đọng, dễ hiểu dễ tiếp nhận, tác động mạnh vào tâm tư tình cảm của công chúng. Đồng thời, cũng thể hiện thái độ nghiêm túc, sự lựa chọn đúng đắn thủ pháp truyền thông của các báo.

Ví dụ, Báo Kinh tế và Đô thị ngày 07/09/2012 có bài “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Chưa sát với thực tiễn”. Bài báo đưa ra những con số chính xác và cụ thể “Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án 1956, toàn thành phố đã dạy nghề cho 11.849 LĐNT. Sau khóa học, 67% lao động được làm đúng với nghề được đào tạo, 1.056 hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo và 211 hộ gia đình vươn lên trở thành hộ khá. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%...”. Từ đó, bài báo đưa ra nhận định mang

51

tính chất đánh giá với những dẫn chứng cụ thể “…một số huyện chưa quan tâm đến chương trình nên chưa bố trí cán bộ chuyên trách về quản lý đào tạo nghề tại Phòng LĐTB&XH huyện. Hiện nay, có tới 14/18 huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách lĩnh vực này, chiếm 77,8%. Các huyện Quốc Oai, Mỹ Đức, Phúc Thọ vẫn chưa thành lập được trung tâm dạy nghề. Điều đáng nói, một số địa phương còn lúng túng trong việc xác định ngành nghề đào tạo. Bên cạnh đó, số LĐNT sau khi học nghề được vay vốn để tạo việc làm còn thấp, chỉ chiếm khoảng 4,9%...”. Với sự rắn chắc từ trong cách lập luận, sử dụng ngôn ngữ, những thông tin, số liệu, nhận định bài báo đưa ra đã có tác động mạnh mẽ tới nhận thức của độc giả. Qua đó, bài báo cũng tạo được hiệu quả tác động lớn không chỉ với công chúng mà còn cả các nhà hoạch định, chính quyền địa phương. Giúp họ nhìn nhận đúng, đủ, rõ vấn đề để có hướng đi đúng trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Báo Phụ nữ Thủ đô ngày 5/09/2012 có bài “Hội LHPN huyện Thạch Thất: Giúp nhau bằng “phường vàng, phường gạo, phường tiền”. Ngay việc sử dụng ngôn ngữ tiêu đề đã gây ấn tượng với công chúng với thủ pháp liệt kê có sử dụng vần điệu “phường vàng, phường gạo, phường tiền”. Cách gọi “phường” cũng là một từ dân dã để chỉ việc người dân cùng đóng góp với mục đích tích lũy của cải từ xa xưa. Qua đó bài báo thể hiện được tính đại chúng giúp người dân dễ dàng tiếp nhận thông tin.

Hay báo Hà Nội mới ra ngày 13/6/2012có bài “Liều thuốc chống tái nghèo” cũng với lối dẫn dắt, ngôn ngữ chính xác, đại chúng mà cụ thể “Phó Chủ tịch xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) Nguyễn Văn Bối cho biết, xã có tới 80% diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để chuyển đổi mục đích, chỉ còn hơn 200ha rau màu các loại là nguồn thu nhập chính của nông dân, nhưng trận mưa lớn tháng 5 vừa qua làm cho trên 50% diện tích bị ngập nặng….”. “Ông Bùi Quang Vinh, Giám đốc NHCSXH TP cho biết: Hiện Chương trình

52

giải quyết việc làm thông qua hệ thống NHCSXH đang có dư nợ khoảng gần 800 tỷ đồng và sẽ tăng lên đến 1.000 tỷ đồng trong năm 2012. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn vốn tín dụng ưu đãi thực sự đang là phao cứu sinh cho người nông dân nghèo. Tuy nhiên, các hộ vừa thoát nghèo như người vừa ốm dậy, sức lực còn yếu nên nếu không tiếp tục dành nguồn vốn cho nhóm đối tượng này vay để đầu tư làm ăn hiệu quả thì khó có thể tránh tái nghèo”. Những thông điệp được dẫn ra từ các địa phương, từ những người nông dân nghèo và những chuyên gia… đảm bảo tính chính xác, tin cậy cho công chúng.

Tính chính xác, cụ thể, khuôn mẫu được thể hiện qua việc thông tin về các con số đầy đủ, có dẫn nguồn, mang lại độ tin cậy cao, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Ví dụ Báo Hà Nội Mới ngày 11/6/2012 có tin “1163 sinh viên bỏ học vì không có tiền đống học phí”; Ngày 25/6 có bài “Ba Vì phấn đấu giảm tỷ lệ nghèo còn 8,5% năm 2012; Báo Kinh tế và Đô thị ngày 1/3/2013 có tin “Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ cận nghèo” Tin “Cả nước còn 2,5 triệu hộ nghèo” báo Kinh tế và Đô thị ngày 18/10/2012 cho biết những con số rất cụ thể với nguồn dẫn rành mạch, chính xác “Theo Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, sau 12 năm phát động Cuộc vận động ngày vì người nghèo, quỹ vì người nghèo cả nước đã vận động được 7.190 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2012, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ được 4.422 tỷ đồng, trong đó có 1.105 tỷ đồng quỹ vì người nghèo các cấp; đã phối hợp xây dựng được gần 66.000 căn nhà cho các hộ nghèo và hàng ngàn công trình, chương trình an sinh xã hội. Tuy nhiên, số hộ nghèo của cả nước hiện vẫn còn trên 2,5 triệu hộ, chiếm 11,7% dân số và trên 1,5 triệu hộ cận nghèo, chiếm 7% dân số…”,…

Tính bình giá, biểu cảm, đại chúng của ngôn ngữ thể hiện năng lực tư duy sâu sắc, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, vần điệu, lội cuốn công chúng

53

với những lý lẽ sắc bén mà vẫn gần gũi, dễ hiểu. Ví dụ như bài “Nông dân học nghề xong vẫn làm nghề nông”- Báo Kinh tế và Đô thị ngày 12/09/2012. Hay bài “ Loay hoay bài toán nước sạch nông thôn”- Báo Hà Nội Mới ngày 30/06/2012; Bài “Cha mẹ nghèo dạy con thủ khoa”- báo Phụ nữ Thủ đô số Xuân Quý Tỵ 2013… Các bài báo đưa ra những thực trạng bằng những ngôn từ giản dị đời thường được đặt cạnh nhau lại tạo ra những thủ pháp đối lập như: Nông dân đi học nghề để chuyển đổi nghề khác để làm giàu nhưng học xong lại vẫn làm nghề nông,…. Với những lý lẽ sắc bén nhưng lại hết sức dễ hiểu, gần gũi với công chúng…

Ba tờ báo có lối sử dụng văn phong trong sáng, mực thước trong các tác phẩm báo chí mang hơi thở chính trị xã hội, nhưng cũng không kém phần biểu cảm, sắc sảo mà vẫn gần gũi, thuyết phục. Ví dụ: Bài: “Chị em phụ nữ chung tay góp sức trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội”- Báo Phụ nữ Thủ đô, ngày 6/3/2013; Bài “Đảm bảo vốn vay cho sinh viên nghèo- Báo Kinh tế và Đô thị số ra 11/10/2012; Bài “ Quan tâm đầu tư cho nông hộ nhỏ: Cơ hội thoát nghèo cho nông dân”- Báo Kinh tế và Đô thị, số ra ngày 11/10/2012;

2.3.2.2. Cách đặt tít

Tít (Đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người độc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc.

Tít là câu quan trọng nhất trong một bài báo, dù là một tin ngắn hay một bài phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đang xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên , nếu tít hay thì họ sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng thì toàn bộ bài báo đó có thể sẽ bị bỏ qua.

Tít của tin, bài trên 3 tờ báo khảo sát thường là thông tin cốt lõi của tin, bài đó. Các tít được đặt ngắn gọn, giàu hình ảnh, tác động trực tiếp vào cảm

54

xúc của công chúng. Trong đó, sức hấp dẫn, thời sự của tít trên báo Hà Nội Mới và báo Kinh tế và Đô thị rõ hơn so với báo Phụ nữ Thủ đô.

Qua khảo sát cho thấy, trên 3 tờ báo có ba kiểu tít thường gặp đó là: Tít xác nhận sự kiện, tít kêu gọi, tít bình luận

Tít xác nhận sự kiện

Đây là một dạng tít đang được các phóng viên và biên tập viên, sử dụng cho tin bài của mình rất phổ biến hiện nay. Dạng tít này chỉ nhằm mục đích xác nhận sự sự tồn tại của các sự kiện , sự việc , hiện tượng. . . đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra. Dạng tiêu đề này chứa đựng nội dung bao hàm của toàn bộ một tin trong đó. So với các loại tít khác nó cung cấp thông tin khá trọn vẹn , chi tiết , cụ thể cho người đọc thông tin về ai , cái gì ... đang diễn ra như thế nào. Đây là một lợi thế vì đôi khi , độc giả không có thời gian để đọc hết tất cả các tin tức được dăng tải . Việc sử dụng cách đặt tít này giúp cho độc giả tiết kiệm được thời gian đọc từng tin, bài từ đó có thể tiếp nhận được nhiều thông tin hơn cho bản thân .

Ví dụ: “Triển khai tháng cao điểm “Vì người nghèo””- Kinh tế và Đô thị, 5/10/2012

“Cả nước còn trên 2,5 triệu hộ nghèo”- Kinh tế và Đô Thị, 18/10/2012 “27.509 tỷ đồng giảm nghèo bền vững”- Kinh tế và Đô Thị 18/10

“Hàng triệu người vẫn chưa có thẻ bảo hiểm y tế”- Phụ nữ Thủ đô, 2/7/2012.

“Hội LHPN quận Tây Hồ: Giúp 30 hộ cận nghèo thoát nghèo”- Phụ nữ Thủ đô, ngày 29/5/2013

55

“50 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được học nghề”- Phụ nữ thủ đô, ngày 19/6/2013

Với cách đặt tít này , tác giả chỉ đơn thuần là thông tin một cách khách quan cho độc giả tự bình luận . . . chứ tác giả không trực tiếp nêu lên nhận xét của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tít đánh giá, bình luận

Tiêu đề bình luận là tiêu đề ở đó tác giả bộc lộ suy nghĩ, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện nào đó trong cuộc sống. Trong các tiêu đề này, tác giả thường sử dụng các động từ mạnh, các từ ngữ mang tính chất đánh giá, biểu cảm.

Ví dụ: “Bảo trợ cho nông dân còn hạn chế”- Kinh tế và Đô thị, ngày 19/7/2012

“Viện phí mới: Càng nghèo phí lại càng cao”, Phụ nữ Thủ đô, 18/7/2012

“Khơi đúng tiềm năng”- Hà Nội mới 8/6/2012

Tít kêu gọi

Thực chất , các tiêu đề kêu gọi là những câu cầu khiến. Chúng kêu gọi độc giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động,.. cần thiết nào đó. Do các tiêu đề loại này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả nên chúng có tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người đọc, để rồi từ đó, trong lòng họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ các nỗi niềm cùng tác giả [1, tr.64]

Ví dụ: Báo Hà Nội mới số ra 10/7/2012 có bài “Trái tim cháu Trà đang

56

“Người chăn nuôi đang cần hỗ trợ”- Báo Hà Nội mới, 29/04/2013

“Mô hình trồng nấm cho thu nhập cao tại Thanh Trì: Mong được hỗ trợ vốn và kỹ thuật”- Báo Kinh tế và Đô thị, số ra 2/10/2012

Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay phóng sự. Tít cho độc giả biết có chuyện gì sảy ra và vì sao độc giả lại quan tâm đến nó. Tít là phần đọc giả đọc trước tiên, là cái tác động nhanh nhất với người đọc. Người đọc có thể nhìn lướt qua trang này, trang khác và dừng lại ở bài báo có cái tin hấp dẫn nhất.

2.3.2.3. Vic s dụng Ngôn ngữphi văn tự

Thuật ngữ “Thông tin phi văn tự” được tác giả Vũ Quang Hào đề cập đến để “gọi chung những thông tin trên báo chí không đăng tải dưới dạng văn tự mà là dạng đồ hình như: ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ…” [20, tr.236].

“Thực tế cho thấy thông tin bằng đồ họa có nhiều ưu điểm rõ rệt. […]

thông tin bằng đồ họa lợi thế hơn cả chữ viết và hình ảnh chụp. Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa có còn có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức. [20, tr237]

Thông qua những tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ… này công chúng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin. Những thông tin tác giả đưa ra cũng được bổ trợ trở lên dễ hiểu, dễ nhớ và ấn tượng hơn đối với công chúng.

Theo khảo sát của chúng tôi trên ba tờ báo, việc sử dụng ngôn ngữ thông tin phi văn tự trên 3 tờ báo Hà Nội mới, Kinh tế và đô thị, Phụ nữ thủ đô chủ yếu là ảnh. Các yếu tố ngôn ngữ phi văn tự khác như bản đồ, biểu đồ… gần như là không sử dụng đến.

57

Theo quan sát của chúng tôi, các bài viết trên cả ba tờ thường sử dụng một ảnh. Các tin thì rất ít hay dường như không sử dụng ảnh hay hình thức thông tin phi văn tự nào.

Cần nhấn mạnh rằng ở đây, ảnh không được sử dụng như một thể loại độc lập mà nó thường đi kèm với bài. Tuy nhiên ảnh mới chỉ được dùng như yếu tố minh họa cho bài viết. Nhiều bài viết còn không sử dụng ảnh.

Như vậy, có thể nói, việc khai thác và sử dụng kênh thông tin đồ hình với ba tờ báo trên chưa được chú trọng và có sự đầu tư thỏa đáng.

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 50)