Những khó khăn, hạn chế của báo chí khi phản ánh vấn đề xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 67)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Những khó khăn, hạn chế của báo chí khi phản ánh vấn đề xóa đói giảm nghèo

3.1. Những khó khăn, hạn chế của báo chí khi phản ánh vấn đề xóa đói giảm nghèo giảm nghèo

Các cơ quan báo chí đã tuyên truyền nhanh nhạy, kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, tích cực tham gia vào việc xây dựng cơ chế, chính sách, phát hiện những địa chỉ cần được giúp đỡ, động viên, cập nhật thông tin hướng dẫn cách làm giúp người dân xoá đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, các tờ báo và tạp chí cũng đã đi sâu phản ánh những bất cập trong cơ chế chính sách, đưa tiếng nói của người dân gần hơn với các nhà xây dựng, hoạch định chính sách, đồng thời phát hiện, kiến nghị những biện pháp góp phần giúp Đảng và Nhà nước giải quyết những vướng mắc trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc, vùng nông thôn nghèo khó…

Tuy nhiên, thực tế khi thông tin về vấn đề xóa đói giảm nghèo, báo chí còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như:

Thứ nhất, việc tiếp cận nguồn tin của báo chí còn gặp nhiều hạn chế như: - Phóng viên còn gặp một số khó khăn khi tiếp xúc với người nghèo; Nhiều nơi, cơ quan chính quyền ngại tiếp xúc với báo chí do đó nguồn thông tin cung cấp cho báo chí bị hạn chế… Chưa thực sự có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền với các cơ quan báo chí truyền thông trong tuyên truyền, xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai, Trong việc thông tin của các cơ quan báo chí còn một số hạn chế như:

68

- Tình trạng trùng lặp tin ở một số báo phát hành hàng ngày; từ ngữ sử dụng trong một số tin, bài còn chung chung dài dòng, nội dung đôi khi còn chưa thiết thực, hiệu quả

- Nhiều thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên báo chí hiện nay còn rập khuôn, đôi khi hơi bị lý thuyết, kém hấp dẫn; chưa chỉ ra được cái cơ bản tại sao nghèo và cái cơ bản làm sao thoát nghèo; Chưa có điều kiện đi sâu vào các vấn đề thời sự đặt ra thực tế cuộc sống của người nghèo.

- Mặt khác thông tin phản ánh đơn lẻ và không có tính hệ thống, các cơ quan báo chí chưa tạo ra một kênh thông tin chuyên biệt nào mà ở đó có sự móc nối, gắn kết các vấn đề của xóa đói giảm nghèo; hay một diễn đàn để người nghèo có thể nói lên tâm tư, nguyện vọng, hay trao đổi kỹ năng sản xuất, động viên nhau cùng thoát nghèo….

- Tính phản biện của thông tin về vấn đề đói nghèo, xóa đói giảm nghèo trên báo chí chưa cao.

Thứ ba, công tác theo dõi, giám sát, báo cáo, đánh giá kết quả, hiệu quả của những thông tin về xóa đói giảm nghèo trên báo chí cũng còn nhiều điểm hạn chế và chưa được quan tâm thiết thực.

Thứ tư, hạn chế trong nhận thức của các cấp và người dân về hiệu quả truyền thông của báo chí. Đội ngũ tuyên truyền chính sách xóa đói giảm nghèo lại chủ yếu là các cán bộ phụ trách các mảng công tác xã hội nên chưa tạo được ý thức chủ động của các cấp và người dân trong việc thông tin và tiếp cận thông tin.

Thứ năm, hạn chế về đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong việc chưa nhận thức đầy đủ, chính xác và kịp thời về tình hình nghèo đói, những diễn biến phức tạp và các chính sách xóa đói giảm nghèo. Do đó, những thông tin báo chí đưa ra chưa đủ sức tuyên truyền sâu rộng và khiến

69

người dân tin tưởng. Các thông tin tuyên truyền về công tác xóa đói giảm nghèo tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, chuyển biến nhận thức của người dân; thực tế thông tin báo in đến với người dân đặc biệt là nhân dân lao động còn rất thiếu thốn.

Các cơ quan báo chí lại chưa quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên chuyên sâu và gắn bó lâu dài với vấn đề này.

Ngoài ra, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí của các cơ quan báo chí còn hạn chế nên việc phối hợp bán và phát báo giảm giá, miễn phí đến các vùng khó khăn còn chưa thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp.

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 67)