7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Báo chí nêu gương, cổ vũ những cá nhân, tập thể, những mô hình sản xuất
hình sản xuất điển hình thoát nghèo
Thông qua những tấm gương với những địa chỉ cụ thể, những việc làm chân thực… báo chí tạo ra sức mạnh trong việc cổ động, tuyên truyền quần chúng. Trên 3 tờ báo các bài viết nêu gương này rất thường xuyên. Như tờ Hà
Nội Mới có mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
Báo Phụ Nữ Thủ đô có mục “Gương sáng hội viên”, Báo Kinh tế và Đô thị
có mục “Người tốt- việc tốt”. Bên cạnh đó, các chuyên trang, chuyên mục của
các tờ báo này cũng dành nhiều “đất” để phản ánh những mô hình, những gương người tốt nhằm tạo ra sức mạnh cổ động, tuyên truyền người dân cùng thực hiện.
Ví dụ trên trang Nông nghiệp- Ngoại thành tờ Kinh tế và Đô thị đăng tải rất nhiều bài như “Thoát nghèo từ trồng cây phật thủ” (Số ra Ngày 4/10/2012); bài “Làm giàu từ cây phát lộc” (số ra Ngày 28/1/2013); hay “Thu nhập cao nhờ cây táo đại” (Số ra Ngày 1/02/2013), “Hiệu quả từ mô hình
42
trang trại đa canh” (số ra Ngày 12/03/2013)… Báo Hà Nội mới cũng có rất nhiều bài biểu dương như “Thành công từ niềm đam mê”- 30/6/2012, hay bài “Nuôi bò giỏi, thể thao hay”- số ra ngày 22/7/2012, “Đổi thay ở vùng đất mới” số ra ngày 1/8/2012…
Báo Phụ nữ Thủ đô thì đưa những tấm gương là Hội viên phụ nữ- những điển hình trong việc chiến thắng số phận, vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu, thoát nghèo. Hàng loạt các bài như: “Vươn lên từ hai bàn tay trắng”- Số ra ngày 22/8/2012; bài “Hai bàn tay trắng xây lên cuộc đời”- số ra 10/10/2012, bài “Người biến ước mơ trở thành hiện thực”- Số ra ngày 8/5/2013…
Các bài viết là những điển hình về những người nông dân, người nghèo ở các vùng quê khác nhau- Những người đã biết vận dụng sự hỗ trợ của nguồn vốn chính sách Nhà nước, sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể địa phương và sự cố gắng của bản thân để thoát nghèo, không những vậy họ còn mở ra nhiều hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân xung quan mình, giúp địa phương cùng làm giàu. Như gia đình ông Nguyễn Bá Mùi ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện trong việc đưa vào sản xuất nhiều loại cây mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình ông Mùi đã tận dụng kinh nghiệm trồng cây phật thủ từ nhiều năm, cộng với việc đoán biết xu hướng thị trường hiện nay vào các ngày lễ tết người dân rất chuộng loại quả này để thắp hương… do đó gia đình đã đầu tư hơn 2 ha trồng cây này. Nhờ vậy “Chỉ tính riêng thu nhập từ phật thủ, mỗi năm gia đình ông Mùi thu 300 triệu đồng”. Từ kinh nghiệm của gia đình ông chia sẻ, nhiều hộ trong vùng đã cùng trồng cây và thoát nghèo.- “Thoát nghèo từ trồng cây phật thủ” (Kinh tế và Đô thị, Số ra Ngày 4/10/2012)
Hay, những người dân ở xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ đã không chỉ thoát nghèo mà còn có nguồn thu nhập cao khi trồng cây táo đại. Điển hình
43
như “Gia đình anh Đỗ Hữu Dũng, cụm 8, xã Hiệp Thuận cũng là một trong nhiều hộ "ăn nên làm ra" từ trồng táo đại. Với diện tích gần một mẫu, anh Dũng trồng táo chua, táo đào và táo đại, mỗi loại chiếm 1/3 diện tích. Anh cho biết, táo chua cho thu hoạch sớm nhất, từ tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch. Do chăm sóc tốt, bình quân mỗi cây táo chua cho thu hoạch 45 - 50kg quả, với giá 10.000 đồng/kg, anh thu được hơn 50 triệu đồng”.- “Thu nhập cao nhờ cây táo đại” (Kinh tế và Đô thị, Số ra Ngày 1/02/2013)
Không chỉ là những cá nhân, các bài viết còn nhằm biểu dương sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Như Bài viết “Tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo”- Báo Kinh tế và Đô thị số ra ngày 07/11/2012 nêu gương Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội với các chương trình xóa đói, giảm nghèo tại các vùng nông thôn với những thành quả đáng kể như : “Trong 5 năm qua, Chi cục đã triển khai 141 mô hình hỗ trợ cho 8.329 hộ dân trên địa bàn 110 xã của 19 huyện, thị xã, trong đó có 5.748 hộ nghèo, cận nghèo. Ngoài ra, Chi cục đã phối hợp với các huyện, thị xã đào tạo trên 30.000 lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ”.