Phản biện, hoàn thiện những chính sách về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Phản biện, hoàn thiện những chính sách về xóa đói giảm nghèo

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho xã hội, hiệu quả của báo chí còn thể hiện ở chỗ nó phát huy vai trò, huy động sức mạnh của xã hội vào việc tổ chức và quản lý xã hội, ổn định đời sống chính trị, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Như vậy, báo chí phải đảm bảo dòng thông tin hai chiều giữa chủ thể và khách thể quản lý. Báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, mà còn là tiếng nói, diễn đàn, là tai mắt của nhân dân.

Đối với những thông tin về xóa đói giảm nghèo, báo chí thực hiện chức năng phản biện của mình ở việc khẳng định những kết quả đã đạt được, những thành công của các chính sách về xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước; báo chí cũng đồng thời nêu ra những hạn chế, khiếm khuyết để tiếp tục hoàn thiện.

Thông qua báo chí, các tầng lớp nhân dân có thể đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề xóa đói giảm nghèo. Qua đó báo chí góp phần khơi thức, tập hợp nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của toàn dần, trước hết là đội ngũ trí thức, các chuyên gia- những người có kiến thức và am hiểu rộng về vấn đề. Đó cũng có thể là tiếng nói của chính những người dân- những người nghèo- họ là những người trong cuộc, họ biết chính xác họ thiếu và họ cần gì.

Nhằm tăng cường thông tin hai chiều và tăng tính phản biện, tương tác khi thông tin về vấn đề xóa đói giảm nghèo, 3 báo đã thiết lập các chuyên mục, tiểu mục gắn kết công chúng. Những chuyên mục, tiểu mục này đã phát huy tác dụng, góp phần gắn kết nhà quản lý- nhà báo- công chúng, như:

64

Chuyên mục “Nhịp cầu trái tim nhân ái”- Báo Hà Nội mới, “Bạn đọc”- Báo

Kinh tế và Đô thị và Phụ nữ Thủ đô… Ngoài ra, các báo đều có địa chỉ email,

đường dân nóng,… để kết nối công chúng.

Chúng tôi tiến hành khảo sát với các đối tượng thường xuyên theo dõi 3 tờ báo ở cá quận huyện trên (gồm 55 người ở các huyện và 122 người ở các quận và thị xã, tổng cộng là 177 đối tượng) với câu hỏi: “Quý vị có phản hồi thông tin về xóa đói giảm nghèo cho báo chí không? Kết quả cho thấy, lượng công chúng phản hồi thông tin cho các báo trên còn ít. Chỉ 19/177 người (chiếm 10%). Điều đặc biệt, số người này chủ yếu phản hồi để có những thông tin trợ giúp đối với các hoàn cảnh nghèo, khó khăn mà tờ báo thông tin.

Với những đọc giả không phản hồi, nguyên nhân chủ yếu được công chúng đưa ra là do lý do khách quan, bận công việc hay thông tin phản hồi được đáp lại chậm…Song nhìn chung, thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên các tờ báo vẫ được đánh giá cao. Thông qua những thông tin này, công chúng biết được thực trạng tình hình đất nước và có những trợ giúp khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 63)