Nêu gương cổ vũ nhân tố mới trong công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nêu gương cổ vũ nhân tố mới trong công tác xóa đói giảm nghèo

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, việc cổ vũ nhân tố mới, phát huy gương người tốt việc tốt luôn luôn là công việc quan trọng có ý nghĩa không chỉ tuyên truyền cổ động cho các hành động cách mạng mà còn là tổ chức quần chúng đi vào các phong trào cách mạng sâu rộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nêu gương người tốt việc tốt là cách làm tốt nhất, có tác dụng nhiều mặt, Người nói “lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

65

Quán triệt tư tưởng của Người, thời gian qua, báo chí Hà Nội đã tập trung tuyên truyền những thành tựu kinh tế-xã hội trong đó có thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; cổ vũ nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt như : gương nông dân sản xuất giỏi, công nhân xuất sắc; đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả…; tích cực cổ vũ thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước trong phát triển kinh tế , xóa đói giảm nghèo….v.v… Từ đó góp phần tích cực trong việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Như đã phân tích ở trên, với ưu thế thông tin nhanh và chính xác, báo chí có sức mạnh rất lớn trong việc cổ động, tuyên truyền quần chúng thông qua những tấm gương cụ thể với những hành động và việc làm cụ thể. Báo chí trở thành tượng đài tôn vinh những tấm gương người tốt việc tốt, là kim chỉ nam định hướng cho tư tưởng và hành động của mỗi con người trong xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh việc cần coi trọng đúng mức việc phát hiện biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, báo chí cũng đồng thời phê phán những thói hư tật xấu, những hạn chế trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính quyền và nhân dân. Không nên nói một chiều, chỉ nêu thành tích mà không đề cập đến cái hạn chế, cái chưa tốt.

Tiu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã giới thiệu khái lược về ba báo mà luận văn giới hạn khảo sát: Báo Hà Nội Mới, báo Kinh tế và Đô thị, báo Phụ nữ Thủ đô. Trên cơ sở tổng hợp các tin bài, chuyên trang, chuyên mục trên cá báo trên, luận văn đi vào khảo sát, đánh giá nội dung và hình thức những thông tin phản ánh về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên các tờ báo từ năm

66

2012-2013. Từ đó, đưa ra những nhận định chung nhất về hiệu quả của các thông tin này trên báo chí.

Thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo trên 3 tờ báo khảo sát rất phong phú, đa dạng và đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trong việc cùng chung tay xóa nghèo. Với tư cách là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và tổ chức đoàn thể Các tờ báo đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phản ánh kịp thời các chủ trương chính sách về xóa đói giảm nghèo, đưa ra những thông tin quan trọng trong việc giúp người dân làm thế nào để thoát nghèo qua các hoạt động truyền thông phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục… Qua đó, các tờ báo đã cung cấp một khối lượng thông tin đồ sộ giúp công chúng tăng cường kiến thức về các mảng xã hội nói chung và các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo nói riêng.

Tuy nhiên, khi đưa thông tin về người nghèo cũng như các hoạt động xóa đói giảm nghèo, các tờ báo vẫn còn một số hạn chế như: Thông tin còn dàn trải, chưa tập trung, thiếu tính hệ thống và chuyên sâu; Tuy thông tin phản ánh về công tác xóa đói giảm nghèo được thông tin ở rất nhiều chuyên trang, chuyên mục nhưng còn chưa có tờ báo nào có một chuyên mục cụ thể chuyên biệt về thông tin này; Phạm vi phản ánh thông tin rộng nhưng mảng tin tức về những vùng miền thực sự khó khăn còn thiếu; Trên các trang báo, nhiều hình ảnh minh họa và nội dung thông tin chưa thực sự ăn khớp; thiếu những thông tin mang tính chất chỉ dẫn, hướng dẫn phương thức, cách thức thoát nghèo cụ thể; Việc sử dụng ngôn ngữ phi văn tự như biểu đồ, đồ thị… còn hạn chế (Trong những số báo khảo sát, không có bài nào sử dụng biểu đồ); Nhiều bài báo còn dập khuân theo một mô hình nhất định nên dễ gây nhàm chán cho công chúng trong tiếp nhận thông tin.

67

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÔNG TIN CỦA

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay (Trang 64)