TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 3.1 Nhận xét tổng thể, đánh giá về quy trình kiểm toán tại AASC
3.2.3.2.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
Sau khi đã có thu thập được những thông tin ban đầu về HTKSNB của đơn vị, KTV cần thực hiện các thủ tục cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động của HTKSNB đó. KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát có thể quan sát việc tuân thủ quy trình thủ tục trong quá trình ghi nhận doanh thu và thu tiền, tiến hành kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ DTBH, CCDV, và thu tiền kiểm tra việc hạch toán và ghi nhận DTBH, CCDV và thu tiền đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ vận chuyển, hóa đơn bán hàng, đối chiếu với sổ chi tiết có liên quan. Thông qua việc kiểm tra mẫu đó để đánh giá việc tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng- thu tiền.
KTV có thể sử dụng các phương pháp sau để kiểm tra HTKSNB của DN, đó là: Điều tra; so sánh, Phỏng vấn; Thực hiện lại; Kiểm tra từ đầu đến cuối; Kiểm tra ngược lại:
Điều tra: bao gồm quan sát thực địa và xác minh thực tế kể cả chữ ký trên các chứng từ, báo cáo kế toán. Ví dụ khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát với Công ty ABC, KTV tiến hành kiểm tra chọn mẫu một số chứng từ thu tiền bán hàng và xem xét đối chiếu chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng trên các chứng từ, và giữa chứng từ với BCTC của đơn vị.
Đối chiếu sổ sách: KTV có thể tiến hành kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đối chiếu với đơn đặt hàng, hợp đồng, hóa đơn bán hàng…, đối chiếu với sổ chi tiết có liên quan để đánh giá việc tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với việc bán hàng, ghi nhận doanh thu của công ty.
Ví dụ trong bước công việc đối chiếu sổ sách ở Công ty ABC, KTV có thể tiến hành kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ doanh thu như sau: KTV đối chiếu Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, thanh lý hợp đồng với sổ chi tiết doanh thu. Ở Công ty XYZ, KTV đối chiếu đơn đặt hàng, hợp đồng với sổ chi tiết doanh thu và sổ chi tiết bán hàng…
Phỏng vấn: KTV đưa ra các câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ bán hàng- thu tiền và thu thập các câu trả lời từ các nhân viên của khách thể kiểm toán, để tìm hiểu về các nhân viên và xác nhận họ có thực hiện các thủ tục kiểm soát đã xây dựng hay không. KTV và các trợ lí kiểm toán cần có thái độ hoài nghi nghề nghiệp với các câu trả lời thu thập được, nếu câu trả lời không phù hợp hoặc người được phỏng vấn hiểu nhầm về vấn đề được phỏng vấn thì KTV cần tiếp tục đặt ra những câu hỏi bổ sung.
Thực hiện lại: KTV hoặc các trợ lí kiểm toán có thể thực hiện lại hoạt động liên quan đến nghiệp vụ doanh thu và thu tiền của một nhân viên để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ với công việc. Phương pháp này là sự kết hợp giữa tính toán, so sánh, phỏng vấn, do vậy sẽ tốn kém về chi phí và thời gian kiểm toán.
Kiểm tra từ đầu đến cuối: KTV sẽ kiểm tra một nghiệp vụ phát sinh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi lại trong Sổ Cái. Ví dụ trong kiểm toán doanh thu
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
bán hàng và cung cấp dịch vụ ở Công ty XYZ, KTV lấy trong Hồ sơ Hợp đồng kinh tế của đơn vị một Hợp đồng kinh tế, sau đó kiểm tra dự toán của hợp đồng, xem hồ sơ hoàn công, biên bản nghiệm thu bàn giao khối lượng hoàn thành, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) để minh chứng cho việc ghi nhận doanh thu trọn vẹn của đơn vị.
Kiểm tra ngược lại: KTV sẽ kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng từ Sổ Cái đến thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Việc này cung cấp cơ sở dẫn liệu hiện hữu cho nghiệp vụ doanh thu bán hàng, đảm bảo nghiệp vụ bán hàng là có thật.
Để đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động của HTKSNB, thu thập được bằng chứng đầy đủ và tin cậy về DTBH, CCDV và thu tiền, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên, KTV cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Một là: Phải thực hiện đồng bộ các biện pháp. Tùy thuộc vào mục tiêu kiểm toán DTBH, CCDV và thu tiền cụ thể mà KTV thực hiện các thủ tục kiểm tra tương ứng, kết hợp các thủ tục kiểm toán một cách khoa học, đem lại hiệu quả cao.
Hai là: căn cứ vào mục tiêu kiểm toán, đặc điểm của khoản mục DTBH, CCDV và thu tiền KTV phải lựa chọn được những biện pháp kỹ thuật kiểm tra chủ đạo phải thích ứng với loại hình hoạt động cần kiểm tra. Chẳng hạn tại những đơn vị mà thủ tục kiểm soát đối với DTBH, CCDV và thu tiền được phân công phan nhiệm rõ ràng, mỗi người đảm nhiệm một phần công việc liên quan tới một chu trình nhất định thì khi đó KTV nên áp dụng chủ đạo kỹ thuật “Thực hiện lại” hoặc “Kiểm tra từ đầu đến cuối”.
Ba là: KTV cần đảm bảo tính kế thừa và phát triển các biện pháp kĩ thuật kiểm tra HTKSNB. Tức là KTV xem xét lại các bằng chứng về DTBH, CCDV thu thập được từ các năm trước, các thủ tục kiểm soát đối với DTBH, CCDV nếu đã được KTV đánh giá là tốt, rủi ro kiểm soát là vừa hoặc thấp thì tính ổn định của HTKSNB này sẽ vẫn được duy trì trong suốt quá trình tồn tại của đơn vị. Khi đó KTV sẽ tập trung vào kiểm tra hệ thống quản lý của DN.