TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 3.1 Nhận xét tổng thể, đánh giá về quy trình kiểm toán tại AASC
3.2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 1 Chọn mẫu kiểm toán
3.2.3.2.1. Chọn mẫu kiểm toán
Việc chọn mẫu kiểm toán ở AASC chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV. Do vậy trong một số trường hợp, nhiều khi mẫu được chọn không mang tính tổng thể. Vì vậy, công ty nên cải tiến phương pháp chọn mẫu.
Có rất nhiều phương pháp chọn mẫu như chọn mẫu thống kê theo bảng số ngẫu nhiên hay phi thống kê… nên việc lựa chọn phù hợp với khách hàng rất dễ dàng.
Trong quá trình kiểm toán các KTV và trợ lý kiểm toán đều sử dụng máy vi tính nên việc áp dụng chọn mẫu thống kê theo bảng số ngẫu nhiên trên máy tính hoàn toàn có thể thực hiện được. Đây là một phương pháp đã được xây dựng sẵn trên máy vi tính để cung cấp một dãy số ngẫu nhiên của một tổng thể. Sử dụng phương pháp này, mỗi
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
phần tử của tổng thể cần có một số hiệu riêng và mối quan hệ phải được xây dựng giữa các con số của tổng thể với các con số ngẫu nhiên được tạo thành từ máy vi tính.
Việc sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên máy vi tính giúp KTV tiết kiệm thời gian, làm giảm khả năng sai sót của KTV khi chọn mẫu. Tuy phương pháp này tốn kém về chi phí nhưng lại cho mẫu chọn hoàn toàn khách quan và mang tính đại diện cao, hạn chế được rủi ro kiểm toán.
Chọn mẫu thống kê theo bảng số ngẫu nhiên là phương pháp được thực hiện đơn giản nhất, dựa trên bảng số ngẫu nhiên 5 chữ số thập phân của Hiệp hội Thương mại Liên quốc gia Hoa kì để tiến hành chọn mẫu, bao gồm 4 bước:
B1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất.
KTV sẽ gắn cho mỗi phần tử của tổng thể một con số duy nhất, sau đó tìm ra mối quan hệ giữa con số duy nhất với bảng số ngẫu nhiên. KTV thường tiến hành định đạng bằng cách đánh số cho các nghiệp vụ phát sinh.
B2: Thiết lập mối quan hệ giữa các Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng.
Với các con số định lượng của đối tượng kiểm toán gồm 5 chữ số như các con số trên bảng số ngẫu nhiên, KTV sẽ lựa chọn để kiểm toán các đối tượng kiểm toán này
Với các con số định lượng của đối tượng kiểm toán ít hơn 5 chữ số. Ví dụ là 4 chữ số, KTV có thể xác lập mối quan hệ để lựa chọn bằng cách lấy 4 chữ số đầu hoặc 4 chữ số cuối trên bảng số.
Với các con số định lượng của đối tượng kiểm toán nhiều hơn 5 chữ số. Khi đó KTV sẽ lựa chọn một cột trên Bảng số ngẫu nhiên làm cột chủ, sau đó chọn thêm những hàng số ở cột phụ của Bảng.
B3: Lập hành trình sử dụng bảng: KTV có thể lựa chọn hướng dọc theo cột hoặc ngang theo hàng, có thể từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Nhưng trong quá trình kiểm toán, KTV phải áp dụng thống nhất.
B4: Chọn điểm xuất phát: KTV chọn ngẫu nhiên một số trên một trang của Bảng số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát. Từ điểm xuất phát, KTV sẽ lựa chọn các số ngẫu nhiên theo hành trình ở B3, mỗi con số ngẫu nhiên được chọn sẽ tương ứng với một nghiệp vụ phát sinh. Việc chọn mẫu sẽ được tiến hành đến khi KTV thấy số quy mô mẫu đã đủ.
Mỗi bước trong phương pháp này đều phải được KTV ghi lại trong hồ sơ kiểm toán.
Ngoài ra KTV có thể chọn mẫu theo hệ thống: chọn mẫu theo hệ thống là cách chọn mà các phần tử được chọn có khoảng cách đều nhau trong hệ thống.
Cụ thể: Giả sử: k là khoảng cách của mẫu N là kích thước của tổng thể
n là kích thước mẫu chọn. Khi đó, k được sử dụng: k=N/n
Sau đó, KTV chọn m1- mẫu đầu tiên làm điểm xuất phát.
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Các mẫu tiếp theo sẽ được chọn: mi=m1+(i-1)*k
Phương pháp chọn mẫy theo hệ thống có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng, dễ thực hiện. KTV có thể kết hợp sử dụng nhiều điểm xuất phát để nâng cao hiệu quả của phương pháp này.