Định hướng chính sách

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 78)

Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch, công bằng và phù hợp với bản chất hoạt động của từng loại hình.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTMNN và các TCTD khác. Theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ (về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng.

Xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, các thỏa thuận song phương khác với Nhật Bản, EU, các quy định của WTO và cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng. Tạo cơ hội cho các TCTD nước ngoài vào hoạt động hợp pháp và theo cam kết quốc tế, nhưng phải có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và phù hợp vối thông lệ quốc tế để hạn chế sự thao túng, cạnh tranh không lành mạnh hoặc thôn tính bất lợi của các TCTD nước ngoài đối với các TCTD Việt Nam.

3.1.3. Định hướng đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với TCTD, TCTD quy mô nhỏ, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng và sự hiện diện của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, thông lệ quốc tế, các nguyên tắc của WTO và các cam kết của Việt Nam với quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh tra ngân hàng, đảm bảo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có đủ quyền lực và công cụ cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống; từng bước đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiệp vụ thanh tra tại chỗ, từng bước chuyển từ phương thức thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra phù hợp sự phát triến của nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thống tin và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel và các

chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

Tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương về thanh tra, giám sát ngân hàng.

Xây dựng và hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng và tội phạm trong ngành ngân hàng.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức thanh tra, giám sát tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, từng bước đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện các hoạt động quản lý, cấp phép, thanh tra, giám sát.

Đổi mới công tác giám sát để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước:

Đổi mới phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát ngân hàng là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay đối với nền kinh tế nước nhà. Theo đó, đổi mới phải đi đôi với hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến và các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng Basel I, từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II). Tập trung nâng cao căn bản năng lực của NHNN trong việc cảnh báo và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng; triển khai phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro; kết hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, giám sát an toàn vi mô với giám sát an toàn vĩ mô. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro gây ra tổn thất về tài chính, vì vậy phương châm hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phải lấy cảnh báo, phát hiện sớm, phòng ngừa các rủi ro, vi phạm làm trọng tâm thay vì chỉ dựa vào việc thanh tra tại chỗ (thanh tra tuân thủ) để phát hiện sai phạm đã xảy ra và tổn thất đã hiện hữu. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với cơ quan thanh tra, giám sát tài chính phi ngân hàng trong nước, cơ quan giám sát tài chính nước ngoài để từng bước triển khai các hình thức giám sát hợp nhất các TCTD hoạt động đa năng, các tập đoàn tài chính - ngân hàng và giám sát chặt chẽ các TCTD nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ công tác giám sát ngân hàng:

Song hành với đổi mới công tác giám sát thì việc hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ công tác giám sát ngân hàng chính là điều kiện đủ cho việc hoàn thiện

công tác giám sát ngân hàng. Theo đó, Quốc hội, Chính phủ, NHNN cần ban hành những Luật mới, Nghị định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của các TCTD để định hướng các TCTD và khuôn khổ an toàn, bền vững hơn trong hoạt động.

3.2. Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn của hệ thống NHTMCP Việt Nam

3.2.1. Các giải pháp về chính sách ngân hàng

3.2.1.1. Cấp phép thành lập NHTM và hoạt động mở rộng mạng lưới

Một hệ thống ngân hàng lành mạnh là nhân tố quyết định cho ổn định tài chính, do các ngân hàng đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế. Đổ vỡ ngân hàng thường tạo hiệu ứng đổ vỡ lan truyền. Do vậy, hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải được quản lý và giám sát chặt chẽ, trong đó cấp phép là khâu kiểm soát đầu tiên của một quy trình giám sát và quản lý hoạt động ngân hàng. Thông qua quá trình thẩm định cấp phép, cơ quan giám sát có thể ngăn cản được những đối tượng không đủ năng lực gia nhập thị trường, đồng thời đảm bảo các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng phải là những tổ chức lành mạnh, xét cả về năng lực tài chính, năng lực Quản lý điều hành và an toàn hoạt động. Do vậy, nhằm duy trì an toàn hệ thống NHTM, trong thời gian tới, các quy định về cấp phép cần có những điều chỉnh như sau:

a. Cấp phép thành lập mới:

Về cơ sở pháp lý: cần bổ sung các điều kiện cấp phép sau:

- TCTD có cơ cấu pháp lý, Quản lý điều hành, và hoạt động cũng như công ty mẹ hay các công ty có liên quan của TCTD không gây cản trở việc thanh tra giám sát hiệu quả trên cơ sở riêng lẻ và trên cơ sở tổng hợp.

- Cơ quan HĐQT của ngân hàng phải có kiến thức phù hợp đối với từng loại hoạt động kinh doanh mà TCTD dự kiến thực hiện cũng như các rủi ro gắn liền với các hoạt động này.

- Đối với trường hợp cấp phép thành lập TCTD nước ngoài, cơ quan giám sát của nước nguyên xứ có khả năng thực hiện giám sát trên cơ sở hợp nhất trên phạm vi toàn cầu theo thông lệ quốc tế.

Hoạt động cấp phép:

- NHNN cần có những nghiên cứu để xây dựng kế hoạch cấp phép ngắn và trung hạn, nhằm đưa ra những chủ trương lớn và kế hoạch cụ thể cho hoạt

động cấp phép thành lập mới, gắn công tác cấp phép trong quy hoạch hệ thống, góp phần định hình và kiến tạo một cơ cấu các TCTD phù hợp và hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế đất nước trong từng thời kỳ.

- Thực hiện phương pháp cấp phép dựa trên phương pháp giám sát hướng về tương lai (ongoing supervision).

- Xây dựng cẩm nang cấp phép, trong đó tập trung hướng dẫn các nội dung chi tiết thẩm định từng điều kiện; xây dựng cơ chế thẩm định hợp lý, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ có các cán bộ cấp phép, cán bộ thanh tra tại chỗ, cán bộ công nghệ thông tin để đánh giá các điều kiện định tính như điều kiện về Phương án kinh doanh khả thi, hệ thống công nghệ thông tin, năng lực Quản lý điều hành nhằm hạn chế tối đa ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định.

b. Cấp phép mở rộng mạng lưới: Về cơ sở pháp lý:

Cần xây dựng quy định cấp phép mở rộng mạng lưới gắn với quy hoạch tổng thể hệ thống dựa trên nghiên cứu về nhu cầu của thị trường và mức độ cạnh tranh hệ thống.

Hoạt động cấp phép:

Để nâng cao chất lượng công tác cấp phép mở rộng mạng lưới hoạt động của các NHTM, điều cốt lõi là phải tập trung nâng cao hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, đảm bảo thông tin thanh tra, giám sát đầy đủ, cập nhật và toàn diện.

3.2.1.2. Hoàn thiện các chuẩn mực về an toàn sát với chuẩn mực quốc tế

a. Quy chế về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng:

Trong thời gian tới, các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của các TCTD sẽ được thay đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể:

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (Hệ số CAR) hiện nay được xây dựng chủ yếu trên cơ sở các nội dung của Hiệp ước Basel I năm 1989 và được vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Hiện tại, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một trong những tỉ lệ quan trọng nhất để đảm bảo khả năng thanh toán (solvency), khả năng chịu đựng rủi ro của TCTD. Theo Hiệp ước an toàn vốn (bắt đầu từ Hiệp ước vốn Basel I năm 1996), TCTD phải đảm bảo mức đủ vốn để chịu đựng được ba loại rủi ro chính gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, tỉ lệ an toàn vốn của Việt Nam mới chỉ có quy định yêu cầu đủ vốn đối với rủi ro tín dụng mà chưa đặt ra yêu cầu đủ vốn đối với rủi

ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Thêm vào đó, Hiệp ước vốn Basel II không chỉ yêu cầu mức vốn an toàn cho các TCTD trong Trụ cột 1 mà còn đưa ra các nguyên tắc giám sát an toàn vốn cho cơ quan giám sát ngân hàng trong Trụ cột 2 và việc công bố thông tin, tăng cường kỷ luật thị trường trong Trụ cột 3. Hiệp ước vốn Basel II đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới tuy nhiên để áp dụng Hiệp ước vốn Basel II vào Việt Nam đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phát triển đồng bộ từ các phía: Cơ quan giám sát Ngân hàng, các TCTD và các lực lượng tham gia thị trường khác.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, Ủy ban Basel đã đưa ra Hiệp ước an toàn vốn Basel III để bổ sung và hoàn thiện cho Hiệp ước Basel II, theo đó đòi hỏi cao hơn về vốn tự có, yêu cầu thêm vốn “đệm” để xử lý vấn đề chu kỳ kinh tế, đồng thời đưa ra khuôn khổ cho việc đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. Do đó, Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cần hoàn thiện theo hướng:

- Xây dựng cụ thể lộ trình yếu cầu Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với rủi ro thị trường (market risks) vào năm 2013 và rủi ro hoạt động vào năm 2015. Theo Basel II, đối với mỗi loại rủi ro đều có một số phương pháp áp dụng (được đưa ra theo trình tự từ các phương pháp tiếp cận đơn giản, cơ bản đến các phương pháp phức tạp, tiến tiến để các nước lựa chọn) nên cần có nghiên cứu để lựa chọn những phương pháp phù hợp với tình hình thực tiễn về trình độ phát triển của hệ thống TCTD tại Việt Nam.

- Giới thiệu những nội dung cơ bản của Trụ cột 1 của Basel II cho TCTD để nâng cao nhận thức về xu hướng phát triển của yêu cầu an toàn vốn tối thiểu, lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện yêu cầu an toàn vốn tối thiểu khi văn bản mới được ban hành.

- Lập kế hoạch áp dụng các Trụ cột 2 và Trụ cột 3 của Basel II tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu các nội dung có thể áp dụng được của Basel III vào Việt Nam để nâng cao khả năng chịu đựng các rủi ro của hệ thống các TCTD Việt Nam.

Giới hạn tín dụng:

Về cơ bản, các quy định về giới hạn tín dụng hiện nay của Việt Nam (bao gồm cả các quy định tại Luật Các TCTD năm 2010) đều đã phản ánh đầy đủ các nguyên tắc an toàn theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các quan hệ về người có

liên quan cũng như các giao dịch cấp tín dụng phát sinh dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp đang ngày càng trở nên đa dạng và phái sinh. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời quy định về giới hạn tín dụng nhằm hoàn thiện các quy định an toàn cho hoạt động ngân hàng theo hướng:

- Kết hợp quy định định lượng và quy định định tính trong việc xác định khái niệm “người có liên quan” và phạm vi “hoạt động cấp tín dụng” để phản ánh đúng bản chất rủi ro tín dụng, nhận diện đầy đủ các rủi ro phát sinh, các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra các rủi ro, đo lường chính xác mức độ rủi ro để có các biện pháp quản lý rủi ro một cách có hiệu quả;

- Yêu cầu TCTD (vai trò của HĐQT, BKS, Tổng giám đốc) chủ động, chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc thực hiện quy định này. Theo đó, cần nâng cao nhận thức việc quản lý rủi ro vừa là trách nhiệm và quyền lợi của TCTD và phải ban hành và thực hiện đầy đủ các quy trình nội bộ quản lý rủi ro tín dụng để cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu an toàn đồng thời quản lý một cách có hiệu quả các rủi ro phát sinh theo cả 3 khâu: nhận diện, đo lường và kiểm soát.

- Cơ quan thanh tra giám sát ban hành các quy định yêu cầu tối thiểu về quản lý rủi ro tín dụng đối với các TCTD làm định hướng cho các TCTD thực hiện việc quản lý rủi ro tín dụng đồng thời làm cơ sở cho cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đánh giá khả năng quản lý rủi ro tín dụng của TCTD thông qua phương pháp “thanh tra trên cơ sở rủi ro”.

Tỉ lệ khả năng chi trả:

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 mà khởi nguồn từ vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng, Ủy ban Basel đã được ra một khuôn khổ quốc tế mới về việc quản lý thanh khoản đối với TCTD hoạt động quốc tế (trước đây, Ủy ban Basel đã có các tài liệu về quản lý thanh khoản nhưng chưa đưa ra khuôn khổ mang tính quốc tế như Hiệp ước về vốn Basel), trong đó đưa ra một số Tỉ lệ để đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng như: Tỉ lệ đáp ứng thanh khoản (liquidity coverage ratio) và Tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng (net stable funding ratio). Do đó, để hoàn thiện quy định về Tỉ lệ khả năng chi trả, cần có các giải pháp sau:

trên (Tỉ lệ đáp ứng thanh khoản và Tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng) cũng như các nguyên tắc quản lý thanh khoản của Khuôn khổ quốc tế về quản lý thanh khoản của Ủy ban Basel vào Việt Nam;

- Yêu cầu các TCTD tăng cường quản lý có hiệu quả tình trạng thanh khoản của mình thông qua việc:

 Tăng cường vai trò của HĐQT, Ban điều hành trong việc giám sát, chỉ đạo việc quản lý rủi ro thanh khoản;

 Thiết lập chính sách và văn hóa quản lý rủi ro thanh khoản cho toàn bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 78)