a. Giám sát từ xa tại NHNN:
Hiện tại, hoạt động giám sát từ xa đang thực hiện giám sát hệ thống TCTD theo hai hướng: Giám sát vĩ mô và giám sát cho từng khối các TCTD theo các kỳ là tháng, quý năm. Các TCTD trong nước bao gồm: Khối các NHTM quốc doanh, NHTMCP, Khối các TCTD phi ngân hàng (gồm Công ty Tài chính và Công ty Cho thuê Tài chính), TCTD vi mô, QTDND (QTDNDTW và QTDND cơ sở). Các TCTD nước ngoài bao gồm: Khối các NHLD, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD phi ngân hàng nước ngoài...
Giám sát an toàn vĩ mô dựa vào các chỉ số an toàn tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô, thông số trên thị trường, các thông tin mang tính định lượng và cấu trúc cũng như các phương pháp phân tích định tính khác nhau (phương pháp kiếm tra tập trung, phương pháp phân tích tình huống, phân tích cảnh báo sớm hệ thống).
Giám sát an toàn vĩ mô đưa ra một sự miêu tả rõ ràng về tình trạng lành mạnh của hệ thống TCTD và xác định các nguy cơ tiềm ẩn cho sự ổn định hệ thống. Đánh giá rủi ro thông qua đánh giá và kiểm soát một cách hệ thống và toàn diện đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô và tình trạng rủi ro của các TCTD, kiểm soát tình hình tài chính để xác định và phát hiện các tổ chức yếu kém, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn hoặc tồn tại của hệ thống tài chính.
Tầm quan trọng và tác dụng của việc xác định các chỉ số an toàn tài chính để phân tích tình trạng và sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như dự báo sự phát triển của thị trường ngày nay đã được công nhận rộng rãi. Mặc dù việc giám sát an toàn vĩ mô không thể cung cấp đầy đủ cơ sở cho việc đánh giá tổng thể hệ thống tài chính nhưng nó cũng là một công cụ hữu hiệu cho các nhà giám sát và quản lý nắm được phần nào tình hình hiện tại, xu hướng và mức độ an toàn của
hệ thống tài chính. Giám sát an toàn vĩ mô dựa vào các chỉ số an toàn tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô, thông số trên thị trường, các thông tin mang tính định lượng và cấu trúc cũng như các phương pháp phân tích định tính khác nhau (phương pháp kiểm tra tập trung, phương pháp phân tích tình huống, phân tích cảnh báo sớm hệ thống).
Giám sát vi mô với từng khối các TCTD: Từ những kết quả phân tích số liệu trên báo cáo cân đối tài khoản kế toán hàng tháng và phân tích số liệu báo cáo tài chính Quý, năm của các TCTD gửi về, cán bộ giám sát sẽ tổng hợp và phân tích số liệu báo cáo về tình hình hoạt động cũng như những diến biến bất thường trong hoạt động của các TCTD. Chức năng cảnh báo sớm rủi ro cũng bắt đầu từ đây. Căn cứ vào báo cáo giám sát, Thanh tra viên sẽ có những động thái đối với từng TCTD.
Bên cạnh những mặt được, công tác giám sát từ xa vẫn còn nhiều hạn chế: - Thực tế công việc giám sát từ xa cho đến nay, về cơ bản quy trình và nội dung nghiệp vụ không khác so với những năm trước. Báo cáo giám sát được lập hàng tháng theo khối ngân hàng với những so sánh tăng giảm thuần túy, chưa thực sự phản ánh được các dấu hiệu cảnh báo, chưa giải quyết được nhu cầu trao đổi thông tin 2 chiều giữa phòng giám sát và các phòng thanh tra tại chỗ và yêu cầu xử lý liên kết số liệu, chưa hỗ trợ cho thanh tra tại chỗ trong việc xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra tại chỗ theo hướng tập trung vào khu vực nhiều rủi ro. Việc kết hợp phân tích định tính và định lượng chư được coi trọng dẫn đến khả năng cảnh báo rủi ro về tổ chức, hoạt động, kiểm soát... không cao. Việc giám sát nặng về giám sát tại chỗ với các công việc cụ thể, chưa mang tính vĩ mô và bài bản. Tại Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố công tác giám sát từ xa chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ thanh tra làm công tác giám sát từ xa chủ yếu là kiêm nhiệm. Mặc khác việc các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố thực hiện giám sát từ xa đối với cả Chi nhánh của TCTD trên một số các chỉ số (không áp dụng đối với chi nhánh TCTD) là không phù hợp.
- Chưa đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc của Basel: các nguyên tắc giám sát của Basel hiện nay đang được coi là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát ngân hàng của các quốc gia. Theo đánh giá của tổ chức CIDA trong khuôn khổ dự án hợp tác về cải cách ngân hàng Việt Nam thì
hoạt động giám sát của mới chỉ đáp ứng được 6/25 nguyên tắc của Basel, đó là: Đối với việc chuyển đổi sở hữu của NHTM (nguyên tắc 4); Các cuộc sáp nhập lớn của các NHTM (nguyên tắc 5); Tỷ lệ đảm bảó an toàn vốn tối thiểu (nguyên tắc 6); Giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (nguyên tắc 10), Rủi ro thanh khoản (nguyên tắc 14) và Kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHTM (nguyên tắc 17).
- Về phần con người trực tiếp thực hiện công tác giám sát: Tuy rằng đa số đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra nhưng kỹ năng giám sát còn nhiều hạn chế và hằng năm chưa được bồi dưỡng thêm nghiệp vụ. Vì vậy, khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ làm công tác giám sát đa số còn yếu, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác giám sát hiện nay.
- Thực tế hiện nay, hàng tháng, Thanh tra các chi nhánh có trách nhiệm thực hiện giám sát từ xa các chi nhánh của các NHTMNN, Ngân hàng Chính sách xã hội và các loại ngân hàng khác có mở chi nhánh và toàn bộ QTDND cơ sở trên địa bàn. Cuối mỗi quý, trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý sau, Thanh tra chi nhánh phải làm báo cáo giám sát gửi Thanh tra Trung ương, về nguyên tắc, các chỉ tiêu giám sát chỉ áp dụng đối với các TCTD là pháp nhân (trụ sở chính), còn ở các chi nhánh của các TCTD thì các chỉ tiêu giám sát không nói lên được điều gì. Cho nên việc giám sát từ xa các Chi nhánh là một việc không nên làm, vì không mang lại hiệu quả. Đối với các QTDND cơ sở, tuy là một pháp nhân độc lập, nhưng nếu thực hiện giám sát từng quỹ, với khối lượng hàng loạt các chỉ tiêu giám sát được in ra trên hàng chục loại mẫu biểu tthư hiện nay và với số lượng QTDND cơ sở ở một số chi nhánh lên tới 50 đến 60 quỹ thì đây là một khối lượng công việc không nhỏ đối với các chi nhánh. Chính vì vậy, công tác giám sát chỉ dừng lại ở mức “Cưỡi ngựa, xem hoa”, phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét một cách chung chung, thiếu tính cụ thể, mang tính báo cáo nhiều hơn là giám sát. Cho nên chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa có tác dụng trong việc ngăn ngừa và cảnh báo rủi ro.
b. Hoạt động giám sát từ xa tại Ủy ban Tài chính Quốc gia:
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (National Financial Supervisory Commission - NFSC) là một cơ quan có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ
giám sát chung thị trường tài chính quốc gia. Với các chức năng cụ thể của ủy ban là:
- Điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; giám sát chung thị trường tài chính và việc chấp hành các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát hiểm.
- Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các TCTD, TCTD phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
- Phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng và nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia; thiết lập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý và cung cấp các thông tin về thị trường tài chính quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Kiến nghị với các cơ quan thanh tra - giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.
- Được yêu cầu Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cung cấp định kỳ và đột xuất các thông tin liên quan về tài chính - ngân hàng; được trưng tập các cán bộ của các Bộ, ngành khi cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.
Với chức năng giám sát chung và điều phối hoạt động ngân hàng, tuy tthiên vai trò của cơ quan này còn mờ nhạt trong việc xử lý các bất cập do mô hình giám sát chuyên ngành tạo ra (rủi ro chéo; điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành) do vị thế pháp lý và quyền lực chưa đủ mạnh.