Một là, hệ thống luật pháp và các quy định về phân bổ NSĐP ngày càng hoàn thiện phù hợp với điều kiện địa phương.
Thứ nhất, về hệ thống Luật: Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của Luật Ngân sách nhà nước năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998).
Qua 10 năm thực hiện luật NSNN 2002, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP đã có nhiều điểm rõ ràng hơn, cụ thể là:
- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 35 năm.
Thứ hai, về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP. Năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 103/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2011 và ổn định đến năm 2015. Định mức phân bổ ngân sách năm 2011 đã khắc phục được một số điểm so với định mức phân bổ ngân sách năm 2008, thể hiện ở các mặt sau:
Định mức phân bổ ngân sách năm 2011, về cơ bản đã đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với từng từng lĩnh vực, vùng miền. Đã thể hiện rõ việc phân cấp Ngân sách theo Luật NSNN, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong phân bổ NSNN và chi tiết cụ t hể cho từng sự nghiệp, từng lĩnh vực có tính đến đặc thù của từng vùng, miền, sự nghiệp, ngành, đơn vị.
Định mức phân bổ ngân sách năm 2011 đã góp phần quan trọng khuyến khích các cấp, các đơn vị sử dụng Ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm; góp phần cải cách thủ tục hành chính trong xây dựng và quản lý NSNN.
Định mức phân bổ ngân sách năm 2011 là căn cứ để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, tài chính của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao chất lượng hoạt động và dịch vụ công, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Thứ ba, một số kết quả thu chi ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 - 2013.
Bảng 2.7: Thu, chi NSĐP tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 - 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Các năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013(*)
I. Tổng thu NSNN
trên địa bàn Tỷ đồng 3.104 3.977 5.540 6.785 5.681 6327
1. Thu nội địa Tỷ đồng 2.674 3.432 4.828 6.097 5.077 5.407 2. Thu thuế XNK Tỷ đồng 430 545 712 688 604 920
II. Tổng chi NSĐP Tỷ đồng 6.467 8.023 10.827 14.052 17.546 17.490
1. Chi đầu tư phát triển Tỷ đồng 1.938 2.305 3.211 5.216 5.998 5.076 2. Chi thường xuyên Tỷ đồng 4.529 5.718 7.616 8.836 11.548 12.414
III. Mức độ đảm bảo
chi
1. Tổng thu NSNN
trên địa bàn/tổng chi % 48,0 49,6 51,2 55,42 46,4 51,7 2. Thu nội địa/chi
thường xuyên % 59,0 60,0 63,4 69,0 43,9 43,5
Nguồn: Tổng quyết toán ngân sách các năm của Sở Tài chính Nghệ An, (*) riêng năm 2013 số liệu đang trong thời kỳ chỉnh lý quyết toán.
Chi ngân sách địa phương trong những năm qua đã tăng dần từ 6.467 tỷ đồng năm 2008 lên 14.052 đồng năm 2012, tuy nhiên từ năm 2012 đến năm 2013 mức chi ngân sách ổn định hơn.
Chi ngân sách năm 2012 thực hiện 17.546 tỷ đồng, giảm 56 tỷ đồng so với năm 2013. Chi năm 2012 và năm 2013 tăng chủ yếu do Trung ương bổ sung có mục tiêu về XDCB, Chương trình MTQG và các cơ chế chính sách mới về an sinh xã hội, tiền lương, phụ cấp tăng thêm, hỗ trợ khắc phục thiên tai, bão lụt...
Việc ban hành, bố trí nguồn vốn hợp lý để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội này thực sự đã góp phần làm chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Hai là, quy trình phân bổ NSĐP tương đối hợp lý và được thực hiện một cách nghiêm túc
Theo Luật NSNN năm 2002, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh toàn quyền chịu trách nhiệm về ngân sách của các cấp dưới trong các khâu của quy trình ngân sách: từ lập dự toán đến kiểm tra, chấp hành, quyết toán ngân sách. Quy định về thời kỳ ổn định ngân sách 3 đến 5 năm đã khuyến khích các địa phương quan tâm chăm sóc khai thác nguồn thu, đồng thời đôn đốc thu để bảo đảm thu đúng, thu đủ theo luật định.
Quy trình NSĐP đã tạo cho chính quyền địa phương sự chủ động lớn hơn trong xây dựng và phân bổ ngân sách cấp mình, khai thác tiềm năng trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trung ương cũng bớt can thiệp sâu vào công việc của địa phương mà tập trung hơn vào việc quản lý vĩ mô, thanh kiểm tra việc chấp hành các chính sách chế độ của Nhà nước.
NSĐP các cấp, các ngành, các đơn vị dự toán đã chủ động về mặt thời gian, kinh phí được hưởng để phân bổ theo đúng mục đích và thời gian quy định.
Trong thời gian qua, việc phân bổ NSĐP đã đúng nguyên tắc và cơ bản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Ba là, bộ máy tổ chức thực hiện phân bổ NSĐP cũng được hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện cải cách hành chính
Cơ cấu bên trong các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng có bước điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước được nâng lên. Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua được quan tâm triển khai trên diện rộng, kết hợp huy động nhiều giải pháp và đã đạt được một số kết quả tích cực.
Bốn là, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân bổ NSĐP bước đầu đã thực hiện đúng quyền hạn
Với HĐND địa phương, nhất là vai trò của HĐND cấp tỉnh, thành phố được đề cao hơn trước. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định dự toán ngân sách địa phương; Phương án phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán
ngân sách địa phương. Ngoài ra HĐND cấp tỉnh, thành phố còn có quyền cụ thể sau: (1) Quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của địa phương; (2) Quyền quyết định tỷ lệ (%) phân chia giữa NSĐP đối với phần NSĐP được hưởng từ khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương; (3) Quyền quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quyết định của pháp luật; (4) Quyền quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của chính phủ; (5) Quyền quyết định mức huy động vốn trong nước trong trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm, đã được Hội đồng nhân dân tỉnh (thành phố) quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách tỉnh (thành phố) cân đối trong năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn (với điều kiện mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh - theo quy định của Luật NSNN năm 2002).
Qua các báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội thì thấy: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã triển khai thực hiện đúng quyền hạn, nhiệm vụ của mình (theo Luật NSNN năm 2002 cho phép), do đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phươn (phát triển vùng động lực, hỗ trợ vùng nghèo, giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội...).