CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH NGHỆ AN
2.2. Thực trạng cơ chế phân bổ NSĐP ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2013
2.2.3. Quy trình phân bổ ngân sách địa phương
Bảng 2.3. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề
Đơn vị tính: triệu đồng/học sinh/năm.
Nội dung
Mức chi 2004
Định mức 2008
Định mức 2011
So sá nh (%) 2011/2008 1. Sự nghiệp giáo dục
- Mầm non 2,2 3,2 7,1 222
- Trường THPT Dân tộc nội trú 3,7 7,9 11,0 139
- Trường THPT chuyên Phan Bội
Châu 3,0 4,4 9,4 214
2. Sự nghiệp đào tạo
- Đại học (Y khoa Vinh) 11,5
- Cao đẳng khối sư phạm 4,9 8,6 11,0 128
- Cao đẳng khối văn hoá nghệ
thuật 5,5 9,0 164
- Cao đẳng khối y dược, kỹ thuật 6,6 7,5 114
- Cao đẳng khối kinh tế 6,1 7,0 115
- Trung học sư phạm 3,7 5,3 6,5 123
- Trung học khác 2,2 4,0 5,0 125
- Đào tạo lại tại Trường Cao đẳng
sư phạm 1,8 3,0 4,0 133
- Đào tạo lại tại các trường đào
tạo 1,5 2,3 3,3 143
3. Sự nghiệp dạy nghề
- Hệ cao đẳng 5,7
- Hệ trung cấp (dài hạn) 3,7 4,5 5,0 111
- Dạy nghề ngắn hạn 0,5 0,9 1,5 167
- Trung tâm dạy nghề người tàn
tật 1,5 2,5 1,5
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các quyết định của UBND tỉnh Nghệ An
Định mức phân bổ bao gồm các khoản: tiền lương, các khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp uỷ), các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); Các chính sách, chế độ theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ; Học bổng học sinh, sinh viên (đối với Trường THPT dân tộc nội trú, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu: học bổng học sinh được tính riêng); Chi công tác y tế trong trường học theo Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính;...
Thứ ba, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với chi sự nghiệp y tế.
Bảng 2.4. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với chi sự nghiệp y tế Đơn vị tính: triệu đồng/giường bệnh/năm.
Nội dung Mức
chi 2004
Định mức 2008
Định mức 2011
So sánh (%) 2011/2008 - Bệnh viện Lao, Bệnh viện tâm
thần 23,5 36 60 167
- Bệnh viện hữu nghị đa khoa 23,5 36 40 111
- Bệnh viện Nhi 23,5 36 48 133
- Bệnh viện Ung bướu, bệnh viện
nội tiết 48
- Bệnh viện Y học cổ truyền 14 21 26 124
- Bệnh viện điều dưỡng 8 14 17,5 125
- Bệnh viện đa khoa Tây Bắc 50
- Bệnh viện đa khoa Tây Nam 55
- Giường bệnh ngoại trú của các Bệnh viện; giường bệnh nội trú các Trung tâm
2,8 11 14 127
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các quyết định của UBND tỉnh Nghệ An
Định mức phân bổ bao gồm các khoản: tiền lương, các khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp uỷ), các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN; các hoạt động nghiệp vụ, các chương trình y tế; các chính sách chế độ ưu tiên đối với lĩnh vực y tế và các chế độ có liên quan, chi phòng chống dịch thường xuyên (không bao gồm chi chống dịch đột xuất);...
Thứ tư, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế.
Bảng 2.5. Định mức phân bổ dự toán chi TX đối với các sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế
Đơn vị tính: triệu đồng/biên chế/năm
Nội dung Mức chi 2004
Định mức 2008
Định mức 2011
So sánh (%) 2011/2008 1. Đơn vị sự nghiệp không
có hoặc hầu nhƣ không có thu:
- Dưới 20 biên chế 20 33 55 167
- Từ 20 đến dưới 40 biên chế 20 31 52 168
- Từ 40 đến dưới 100 biên chế
20 30 49 163
- Từ 100 biên chế trở lên 20 28 45 161
2. Đơn vị sự nghiệp có thu:
- Dưới 20 biên chế 20 30 49 163
- Từ 20 đến dưới 40 biên chế 20 28 45 161
- Từ 40 đến dưới 100 biên chế
20 27 43 159
- Từ 100 biên chế trở lên 20 25 40 160
Nguồn: Tổng hợp từ các quyết định của UBND tỉnh Nghệ An
Định mức phân bổ bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp uỷ), các khoản đóng góp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
Hai là, đối với cấp huyện
Thứ nhất, định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục.
Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục cấp huyện theo tiêu chí dân số độ tuổi đến trường.
Bảng 2.6. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số độ tuổi đến trường Đơn vị tính: đồng/dân số độ tuổi đến trường/năm.
Vùng Định mức 2008 Định mức 2011 So sánh 2011/ 2008 (%)
Đô thị 860.000 1.900.000 220
Đồng bằng 860.000 1.700.000 198
Núi thấp 1.150.000 2.000.000 174
Núi cao 2.130.000 4.100.000 192
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các quyết định của UBND tỉnh Nghệ An Định mức phân bổ đã bao gồm:
- Các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục.
- Tiền lương, các khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp uỷ), các khoản đóng góp theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, kinh phí chuyển ngạch, bậc lương theo quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các chính sách, chế độ theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (trừ phụ cấp thu hút); trợ cấp giáo viên mầm non ngoài biên chế; phụ cấp đặc biệt; chế độ cho giáo viên dạy TDTT; chế độ phụ cấp cho giáo viên dạy môn giáo dục quốc phòng; kinh phí dạy lớp ghép, phụ cấp thâm niên miền núi; kinh phí thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT; giáo viên tăng từ ngày 01/9; chi cho giáo viên thiếu, giáo viên hợp đồng trong chỉ tiêu; kinh phí hoạt động Hội khuyến học cấp huyện;...
Chế độ học sinh dân tộc nội trú, bao gồm: Học bổng theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, các khoản trang cấp theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 29/5/2009 của liên Bộ Tài chính - Giáo dục & Đào tạo.
Trên cơ sở định mức phân bổ, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 17% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung tối thiểu 17%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (BHXH, BHYT, KPCĐ,…) tối đa 83%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 17% (chưa kể nguồn thu học phí).
Thứ hai, định mức phân bổ chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể Định mức phân bổ ngân sách cho QLHC của Nghệ An được xây dựng trên nguyên tắc định mức phân bổ cao đối với các đơn vị có ít biên chế và định mức phân bổ thấp đối với các đơn vị có nhiều biên chế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HCNN và khuyến khích giảm biên chế. Riêng đối với khối Đảng thì định mức phân bổ cao hơn so với khối đoàn thể và khối nhà nước.
Định mức phân bổ bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp (phụ cấp cấp ủy, ưu đãi nghề, thâm niên nghề, kinh phí hoạt động công tác đảng theo Thông tư liên tịch số 225/2004/TTLT-BTCQTTW-BTC ngày 05/4/2004 của Ban Tài chính Quản trị Trung ương - Bộ Tài chính, kinh phí hoạt động theo Quy định số 3115-QĐ/VPTW
ngày 04/8/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng, phụ cấp bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ theo Công văn số 1278-CV/VPTW/nb ngày 30/3/2009 của Văn phòng Trung ương đối với cơ quan Đảng,...), các khoản đóng góp BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn theo quy định;...
Căn cứ định mức phân bổ nêu trên, nếu mức chi thực hiện nhiệm vụ không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương nhỏ hơn 30% so với tổng chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể sẽ được bổ sung tính đủ 30%. Đảm bảo tỷ lệ chi lương và có tính chất lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tối đa bằng 70%, chi thực hiện nhiệm vụ không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu là 30%.
Ba là, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với ngân sách cấp xã Ngân sách cân đối đảm bảo cân đối đủ tiền lương, phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp uỷ viên, chi hoạt động Đảng theo Thông tư liên tịch số 225/2004/TTLT- BTCQTTW-BTC ngày 05/4/2004 của Ban Tài chính Quản trị Trung ương - Bộ Tài chính, các khoản đóng góp theo quy định của: Cán bộ, công chức xã; cán bộ không chuyên trách xã, xóm; Thường vụ xã, đoàn thể xóm).
2.2.3.2. Quy trình phân bổ ngân sách địa phương
Lập và phân bổ ngân sách là một chu trình của ngân sách. Để phân bổ ngân sách địa phương thì trước hết phải lập dự toán phân bổ ngân sách, đây là một chu trình.
Quy trình lập dự toán NSĐP thực hiện như sau:
Bước 1: Hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN.
Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm sau.
Trước ngày 10 tháng 6, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
UBND cấp tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.
Bước 2: Lập, thảo luận và tổng hợp dự toán NSNN.
Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trước ngày 20 tháng 7 kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi.
Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp dưới (đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách); cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các Đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu, chi NSNN, lập phương án phân bổ NSTW trình Chính phủ. Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định tại Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW.
Bước 3: Quyết định phân bổ và giao dự toán NSĐP
Trước ngày 20 tháng 11, căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, phân chia giữa NSTW và NSĐP và mức bổ sung cân đối, mức bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hình 2.1. Quy trình lập, phân bổ dự toán NSNN Luật Ngân sách Nhà nước (nguồn)
Tình hình lập dự toán, phân bổ và giao dự toán NSĐP ở Nghệ An.
Bước 1: Hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN
Dự toán NSNN
Bộ Tài Chính hướng dẫn và kiểm tra dự toán ngân sách
Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ
Bộ KH & ĐT hướng dẫn và kiểm tra dự toán ngân sách
Địa phương và các đơn vị trực thuộc
Thông báo số kiểm tra dự
toán
Đơn vị sử dụng ngân sách Cơ quan dự toán cấp I
Cơ quan tài chính Cơ quan KH & ĐT Ủy ban Nhân dân
Hội đồng nhân dân
Bộ Tài chính Bộ KH & ĐT
Chính phủ
Thủ tướng Chính Phủ HĐND tỉnh UBND tỉnh Cơ quan tài chính Các đơn vị dự toán
Bước 3: Quyết định, phân bổ và giao dự toán NSĐP Bước 2: Lập, thảo luận và tổng hợp dự toán NSNN
Trước ngày 10 tháng 12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách từng huyện thuộc tỉnh.
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện; Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh việc phân bổ chi tiết dự toán chi đầu tư phát triển.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND cấp trên; UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và đảm bảo dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước.
2.2.3.3 Bộ máy tổ chức thực hiện
Tình hình tổ chức thực hiện cơ chế phân bổ NSĐP nói chung từ ngân sách Trung ương đến địa phương được tổ chức giống nhau. Cụ thể:
Hội đồng nhân dân các cấp
HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP; phương án phân bổ NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo qui định của Luật NSNN.
Quyết định thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật,…
Cơ quan tài chính
Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phân bổ NSĐP.
Sở Tài chính chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
vụ của Bộ Tài chính.
Trong phân bổ NSĐP, Sở Tài chính có các nhiệm vụ, quyền hạn:
- Trình UBND tỉnh phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp NSĐP; quy định nhiệm vụ và các biện pháp quản lý. Trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi NSĐP.
- Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, lập dự toán thu, chi NSĐP, lập phương án phân bổ NSĐP, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.
- Phối hợp với Sở KH&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB hàng năm; trình UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách tỉnh theo qui chế quản lý đầu tư, xây dựng kế hoạch điều chỉnh bổ sung, điều hoà vốn đầu tư thanh toán đối với các dự án đầu tư từ NSĐP.
Báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết. Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo qui định,…
Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố, thị xã
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định.
Dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND để trình HĐND huyện quyết định.
Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND trình HĐND quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện trình UBND để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn.
Ban Tài chính xã, phường, thị trấn thực hiện hạch toán thu, chi ngân sách xã theo qui định của cấp ngân sách và hạch toán kế toán đơn vị sử dụng NSĐP.
Thứ ba, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh việc phân bổ vốn ĐTPT, vốn CTMT quốc gia, vốn Chính phủ bổ sung theo mục tiêu, vốn viện trợ nước ngoài,…
Thứ tư, đơn vị dự toán ngân sách.
Tổ chức lập dự toán thu chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;
Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo qui định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ qui định.
2.2.3.4 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân bổ ngân sách
Quá trình thảo luận dự toán ngân sách địa phương ở Trung ương, Bộ Tài chính mời Kiểm toán nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng một số vụ thuộc Bộ Tài chớnh để thảo luận dự toỏn, thể hiện rừ tớnh cụng khai, minh bạch, dõn chủ.
Quá trình thảo luận dự toán ngân sách ở địa phương, Sở Tài chính cùng đơn vị, các cấp, các ngành trên cơ sở định mức phân bổ, nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ điều tiết, các chế độ chính sách liên quan đến thu, chi ngân sách để tính toán theo định mức phân bổ và các nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, qua đó thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch, trong công tác thảo luận.
Sau khi thảo luận một số ngành, đơn vị và các huyện, tính toán tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ chính sách, nhiệm vụ chi năm ngân sách năm sau và khả năng cân đối ngân sách để tổng hợp trình UBND tỉnh để UBND tỉnh trình Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân giám sát, sau khi có ý kiến của đoàn giám sát HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo hoàn chỉnh để trình Ban thường vụ Tỉnh uỷ có ý kiến, sau khi Ban thường vụ Tỉnh uỷ có ý kiến chỉ đạo, UBND tỉnh hoàn chỉnh trình BCH Tỉnh uỷ xin ý kiến, sau khi BCH Tỉnh uỷ có ý kiến tiếp tục UBND tỉnh hoàn chỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm để xin ý kiến các vị đại biểu HĐND tỉnh, sau khi tổng hợp các ý kiến các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp, UBND tỉnh tiếp tục hoàn trình HĐND tỉnh quyết nghị.